‘Họ gọi tôi là kẻ lập dị cụt tay’ – câu chuyện đầy cảm hứng của nữ người mẫu kiên cường

Có một lần, trong một trận bóng rổ của trường, những đứa trẻ ở đội khác đã gọi cô là ‘kẻ lập dị cụt tay’. Thế nhưng cô gái ấy giờ đây đã trở thành một người mẫu nổi tiếng khiến nhiều người phải ngắm nhìn.

Khi còn bé, các giáo viên bảo Ayers rằng cô sẽ không thể tham gia vào lớp thể hình. Lúc ở tuổi thiếu niên, những vị huấn luyện viên bảo rằng cô sẽ không thể tham gia vào đội bóng rổ, làm thế nào mà cô có thể ném bóng khi không có hai tay được? Và rồi cho đến khi lên đại học, khi Ayers cố gắng để theo đuổi giấc mơ của mình, đó chính là trở thành một người mẫu thời trang, thì lại cô bị một công ty từ chối.

Shaholly Ayers chụp hình với cánh tay giả.

‘Tôi đã trò chuyện với một trong những quản lý, và bà ấy bảo tôi rằng: ‘Chẳng có cách nào bạn sẽ trở thành một người mẫu được cả, bởi vì bạn không có hai cánh tay’. Tôi đã cố gắng giải thích với bà ấy rằng mình có thể mang một cánh tay giả. Thế nhưng, bà vẫn từ chối.

Ban đầu, tôi cảm thấy rất khó chịu và bực bội. Nhưng rồi bạn biết không, tôi trở về nhà và nhận ra rằng, mình đã bị từ chối rất nhiều lần trong đời, người quản lý có lẽ chỉ đang không biết nên làm thế nào’.

Ayers, người thường được trêu chọc với cánh tay cụt, đã quyết định theo đuổi ước mơ của mình mà không cần người quản lý nào cả. ‘Tôi quá non nớt và chẳng có một hồ sơ kinh nghiệm hay thứ gì cả. Vì thế mà tôi đành phải bắt đầu từ con số 0. Đầu tiên, tôi làm việc với các nhiếp ảnh gia và thợ trang điểm để xây dựng hồ sơ cho mình, và sau đó, tôi đi đến những cửa hàng quần áo và nói với họ rằng tôi có thể làm người mẫu cho họ. Việc đó đã có hiệu quả’.

Kể từ đó đến nay, Ayers đã tham gia vào 6 mùa của Tuần lễ thời trang New York, gần đây thì cô đã catwalk trên sàn diễn Art Heart Fashion vào tháng trước. Cô cũng là người mẫu cho nhãn hàng Nordstrom.

Không những thế, Ayers còn hy vọng giúp đỡ những người khác theo đuổi sự nghiệp mơ ước của mình bằng cách trở thành người đại diện cho Global Disability Inclusion, một công ty cố vấn giúp những người khuyết tật tìm được việc làm. ‘Cô ấy sở hữu tất cả những thứ mà chúng tôi muốn thể hiện, để cho cả thế giới thấy rằng, một người khuyết tật có thể tự tin và hội tụ đầy đủ yếu tố để trở thành một người mẫu xứng tầm thế giới’ – một đại diện của Global Disability Inclusion cho hay.

Thỉnh thoảng Ayers đeo tay giả khi chụp hình, những lúc khác thì không. Nó phụ thuộc vào thứ cô ấy mặc. ‘Tôi cảm thấy thoải mái dù đeo tay giả hay không, và những nhiếp ảnh gia rất thông cảm về việc này. Hơn nữa, họ cũng muốn bức ảnh trở nên chân thực nhất có thể’ – Ayers chia sẻ.

Vì thiếu mất một bên tay, Ayers từ nhỏ đã bị bạn bè trêu chọc. Chính những điều này đã trở thành động lực khiến cô vượt qua khó khăn để theo đuổi đam mê của mình. Nhớ lại khoảng thời gian còn bé, Ayers kể: ‘Khi học lớp 3, mọi người bắt đầu gọi tôi bằng những cái tên không hay. Tôi thậm chí còn bị đánh bởi một thằng bé gần nhà chỉ vì sự tật nguyền của mình. Có lần, trong một trận bóng rổ của trường, những đứa trẻ ở đội khác đã gọi cô là kẻ lập dị cụt tay’.

Ayers ngày còn bé.

Thế nhưng ngày nay, mọi thứ đã thay đổi. ‘Hiện giờ thì mọi thứ không còn tệ như trước nữa. Suốt hành trình của mình, tôi đã gặp nhiều trẻ em giống mình, họ sống với sư tàn tật nhưng vẫn có một ước mơ. Tôi đã không ngờ rằng có quá nhiều bố mẹ và người tàn tật đến với tôi như thế. Họ chia sẻ câu chuyện của họ và thể hiện sự hào hứng khi cuối cùng cũng có người cất lên tiếng nói cho họ. Tôi nghĩ rằng việc làm của mình đã đem đến cho họ hy vọng và truyền cảm hứng để họ có thể sống với ước mơ, dù cho tình cảnh hiện tại có như thế nào đi chăng nữa’.

 

Theo Today.com

Nên đọc