Việt Trinh hiến nội tạng vì muốn sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ

PhunuOnline.net – Việc hiến nội tạng là một nghĩa cử rất cao đẹp. Mới đây người đẹp Tây Đô – Việt trình vừa kí thủ tục hiến nội tạng tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Diễn viên cho biết thêm chị muốn chuộc một số việc sai lầm của bản thân trong quá khứ. Chị từng xem video nói về một người bị tai nạn đã hiến tạng sau khi mất và cứu được năm người khác. “Nghệ sĩ Minh Vương sống khỏe mạnh, yêu đời hơn sau khi được một thanh niên hiến thận. Tôi thấy hiến tạng là hành động mang ý nghĩa lớn lao khi chúng ta qua đời. Tôi mong muốn cơ thể mình có thể cứu được nhiều người”, Việt Trinh tâm sự.

Diễn viên Việt Trinh (phải) ở bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) vào sáng 22/4 để làm thủ tục hiến tạng sau khi qua đời.

Diễn viên phim Người đẹp Tây Đô hy vọng hành động của chị truyền cảm hứng cho cộng đồng, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước Việt Trinh, diễn viên Minh Hương cũng đăng ký hiến tạng, MC Minh Hà đăng ký hiến giác mạc sau khi mất.

Việt Trinh là diễn viên nổi tiếng những năm thập niên 1990 với các bộ phim như Ngọc trong đá, Sao em vội lấy chồng, Người đẹp Tây Đô… Gặp nhiều sóng gió tình cảm, chị rút lui khỏi làng giải trí một thời gian. Năm 2010, chị trở lại hoạt động nghệ thuật và thử sức vai trò đạo diễn, hợp tác với biên kịch Châu Thổ làm một số phim trong đó có phim Trở về gồm ba phần và phim điện ảnh Trót yêu.

Chị cũng tích cực tham gia nhiều sự kiện giải trí, giữ vai trò giám khảo vài chương trình truyền hình, diễn tại một số show thời trang. Song song, chị gắn bó với công việc từ thiện, tài trợ mổ mắt cho các bệnh nhân nghèo trên cả nước.

Hiến tạng là việc tặng một bộ phận trên cơ thể một cách hợp pháp. Ở Việt Nam, hoạt động này được Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tiếp nhận. Sau sự kiện bé Hải An hiến giác mạc khi qua đời vì u não gây xúc động hồi đầu năm ngoái, phong trào hiến tạng lan tỏa.

Một số điều cần biết khi muốn kí xác nhận hiến nội tạng

1. Thủ tục hiến xác và nội tạng khá đơn giản. Người hiến đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự là có thể đăng ký. Bạn chỉ cần điền vào mẫu văn bản tình nguyện hiến tặng thân xác, và cùng người làm chứng (người thân trong gia đình) ký tên.
2. Hiện có hai địa chỉ chính thức được phép đăng ký và phát hành thẻ hiến tạng tại Việt Nam: Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đặt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).
3. Những người cao tuổi cũng có thể hiến một phần mô, tạng (gan, thận, giác mạc…) sau khi chết, chết não. Đừng bao giờ nghĩ mình quá già, không thể đăng ký hiến tạng.
4. Việc hiến xác hay nội tạng dựa trên tinh thần tự nguyện, nên sẽ không có chế độ bồi dưỡng cụ thể nào bằng tiền hoặc hiện vật. Đơn xin hiến tạng không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Người đã đăng ký hiến có thể thay đổi quyết định bất kỳ lúc nào.
5. Việc hiến tặng phải được thực hiện ngay khi sau người hiến qua đời do tai nạn, chết não. Hầu hết các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim… đều chỉ bảo quản được từ vài giờ, đến không quá một ngày.
6. Có thể hiến tạng khi còn sống, gồm hiến thận hoặc một phần gan mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Người hiến tạng khi còn sống sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ hoàn toàn miễn phí.

Ngọc My

Tổng hợp

Xem thêm:

Thúy Nga “đứng hình” trước câu hỏi của cô con gái 7 tuổi: ‘Mẹ có chồng không mẹ?’

Ngỡ ngàng nhan sắc hot girl Trâm Anh thời chưa “dao kéo”

Ngọc Trinh tiết lộ ‘chỉ muốn yêu người bình thường’: Dân mạng phản ứng gay gắt

Nên đọc