Các khu công nghiệp đã phong tỏa, cuộc sống công nhân Bắc Giang thực sự khó khăn
Phunuduongthoi.vn – Việc phong tỏa, cách ly do số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh ở Bắc Giang khiến nhiều người gặp khó khăn, nhất là công nhân. Những ngày qua, Bắc Giang nhận được sự quan tâm rất lớn của cả nước.
Nhóm từ thiện đi thu hoạch ngô để hỗ trợ công nhân
Những ngày qua, diễn biến dịch Covid-19 tại Bắc Giang vẫn đang phức tạp. Để phòng chống dịch, nhiều khu dân cư bị phong tỏa, nhà máy dừng hoạt động,.. khiến sinh hoạt, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng. Đặc biệt, là đối tượng công nhân ở các tỉnh đến làm việc tại Bắc Giang. Cũng vì thế, tại địa phương, đã có nhiều người, một số hội nhóm đứng ra chia sẻ, hỗ trợ cho đối tượng công nhân.
Chị Nguyễn Thị Hà, thành viên nhóm từ thiện Tâm Đức (Bắc Giang) cho biết, từ khi dịch bùng phát ở Bắc Giang, các thành viên trong nhóm thường xuyên kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ những gia đình khó khăn trong khu vực cách ly. Tuy nhiên, ưu tiên của nhóm vẫn là công nhân tai các khu vực bị phong tỏa. Thông thường, đồ hỗ trợ của nhóm có thể là gạo, mỳ tôm, nước mắm, rau củ quả, thịt, cá… là những đồ thiết yếu cho người dân.
Nhiều người muốn ủng hộ nhóm, nhưng không có người thu hoạch nông sản, vận chuyển nên các thành viên nhóm chị Hà đến tận nơi thu hoạch, đưa về nơi tập kết. “Mọi người ủng hộ gì chúng em nhận hết, từ rau củ, quả cho đến mắm muối, mỳ chính,… Nếu bà con người không có người thu hoạch, vận chuyển thì nhóm sẽ đến tận nơi để nhận. Nhóm sẽ thu hoạch, vận chuyển đưa về nơi tập kết để phân chia, đóng gói rồi mang đến các xóm trọ chia cho công nhân”, Hà chia sẻ.
Phần lớn, các thành viên nhóm Thiện Tâm đều là công nhân nên hiểu được khó khăn của những công nhân đang phải trải qua trong khu vực cách ly, phong tỏa. Hơn nữa, lần này, dịch đến nhanh và bất ngờ, công nhân không đi làm được, không có thu nhập. Không những thế, nhu yếu phẩm cũng thiếu thốn.
Bởi những ngày đầu thực hiện cách ly, công nhân còn ra ngoài mua được lương thực, rau xanh. Nhưng hiện nay, nguồn cung hạn chế, việc mua bán thực phẩm cũng khó khăn hơn, cộng với việc công nhân không còn tiền. Vì thế, nhóm kêu gọi ủng hộ rồi phân chia, đưa đến từng khu trọ để hỗ trợ công nhân.
“Nếu 2-3 ngày không ra ngoài, thì công nhân có thể cầm cự được, nhưng nay các khu công nghiệp đã phong tỏa hơn chục ngày thì họ rất khó khăn. Thực phẩm lúc này với công nhân rất quan trọng, cần sự hỗ trợ của người dân để duy trì cuộc sống”, một thành viên trong nhóm chia sẻ.
Nhiều người bảo, từ thiện trong vùng dịch lúc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ, các thành viên trong nhóm đều mặc quần áo đồ bảo hộ.
Ngoài ra, nhóm cũng quy định, thành viên chỉ được tham gia khi có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với virus SARS-CoV-2. Trường hợp thành viên nào có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 thì nhóm sẽ liên hệ với chính quyền địa phương để hỗ trợ tets nhanh và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế. “
Cộng đồng chung tay sẻ chia với tâm dịch
Những ngày qua, nhiều công nhân khu trọ của Huyền gặp khó khăn do thiếu lương thực, thực phẩm nhu yếu phẩm. Một phần do hết tiền, một phần nguồn cung hạn chế, việc mua bán cũng khó khăn hơn. Huyền là công nhân, nên cô hiểu và mong giúp đỡ đồng nghiệp trong khả năng của mình. “Bản thân em là công nhân nên cũng hiểu nỗi khổ của mọi người. Em lợi hơn là nhà ở cách nơi làm có 20km, nên gia đình có thể hỗ trợ khi cần. Thấy các bạn như vậy, em thương lắm”, Huyền chia sẻ.
Ở quê, gia đình Huyền làm ruộng, có trồng rau, củ. Vì vậy, cô nghĩ trước hết là xin hỗ trợ từ gia đình. Huyền gọi về quê xin cha mẹ ruộng rau muống và 10 thước trồng dưa chuột để ủng hộ công nhân. Nghe chuyện, bố mẹ thương con, thương công nhân nên đồng ý. Ngoài số rau, dưa Huyền xin gia đình có bí xanh, lạc nhân dự trữ cũng gom lại chuyển cho con. Bà con trong thôn, xã nghe bố mẹ Huyền kể chuyện, rồi xem trên ti vi, báo, đài, cũng thu gom nông sản gửi cho Huyền để hỗ trợ công nhân.
Để hỗ trợ tâm dịch, mỗi người có cách làm khác nhau. Người thì hỗ trợ tiền của, người hỗ trợ vật chất nhưng cũng có người hỗ trợ công sức. Với Đặng Minh Trí (SN 1997, quê Quảng Bình) anh lại hỗ trợ theo cách khác. Trước khi ra Bắc Giang, anh Trí lái xe cứu thương chở bệnh nhân cấp cứu cho một Công ty tại TP. Đồng Hới (Quảng Bình). Hay tin dịch bùng phát ở Bắc Giang, anh xin phép bố mẹ cũng như phía Công ty để ra Bắc Giang tình nguyện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và được đồng ý.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Xem thêm: