Những điều cần biết về Virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ

WHO cảnh báo virus Zika gây dị tật đầu ở trẻ sơ sinh đang có nguy cơ lây lan thành đại dịch. Sau đây là một số điều người ta đã biết về loại virút này.

_87828629_7402f72b-312e-4ec6-a0cc-26aedd3a6ca2

Zika được phát hiện lần đầu tiên ở Uganda năm 1947 trên loài khỉ – Ảnh: AP

Nguồn gốc

Zika được phát hiện lần đầu tiên ở Uganda năm 1947 trên loài khỉ. Nó được phát hiện ở người năm 1952. Trong nhiều thập kỷ, virút này chỉ gây các chứng bệnh nhẹ ở người tại các khu vực châu Phi và châu Á gần xích đạo.

Zika lây sang người qua vật chủ trung gian là những con muỗi Aedes. Người nhiễm virút khi phát bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt, ngứa da, mẩn đỏ và đau khớp trong giai đoạn 2 – 7 ngày.

Bệnh có thể được phát hiện qua thử máu và không đòi hỏi phải điều trị hay nhập viện. Bệnh nhân tự bình phục sau khi nghỉ ngơi, uống đủ chất lỏng và điều trị sốt bằng thuốc thông thường.

Cảnh báo

Với những biểu hiện trên, Zika không được ngành y tế và các nhà khoa học để ý nhiều cho đến gần đây. Dịch Zika bùng phát ở Brazil được cho là nguyên nhân của nhiều trường hợp em bé sinh ra bị teo đầu, tổn thương não.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết liên hệ giữa virút và dị tật bẩm sinh ở người chưa được kiểm chứng hoàn toàn, tuy nhiên khả năng chúng có liên quan là rất cao.

Việc đưa ra cảnh báo dịch, theo WHO, có bốn nguyên nhân chính:

– Khả năng virút có liên quan đến dị tật và các hội chứng thần kinh ở trẻ sơ sinh.

– Khả năng lây lan khắp thế giới cao do sự phân bố rộng của chủng muỗi Aedes.

– Tỉ lệ dân số có kháng thể ở những vùng dịch mới không cao.

– Không có vắcxin, điều trị và chẩn đoán nhanh cho căn bệnh này.

Ngăn ngừa

Trong tuần đầu tiên, Zika có thể truyền từ người bị nhiễm sang người khác qua đường muỗi đốt. Để tránh lây cho người khác, người bị nhiễm phải tránh bị muỗi đốt trong khoảng thời gian này.

Hiện thế giới chưa có văcxin cho Zika nên cách duy nhất tránh mắc bệnh chỉ là tránh bị muỗi đốt.

Theo: Tuổi trẻ

Nên đọc