Rùng mình trước lời khai của nhân chứng trong vụ nghịch tử sát hại mẹ, dì và bà ngoại
PhunuOnline.net – Thoát chết nhờ trốn trong tủ quần áo, 2 nhân chứng bàng hoàng kể lại thảm cảnh Tín ngáo đá sát hại mẹ đẻ, bà ngoại và dì ruột.
3 người bị sát hại là bà Lê Thị Điểu (77 tuổi), Nguyễn Thị Ngọc Thúy (56 tuổi), Nguyễn Thị Ngọc Kiều (54 tuổi) cùng ngụ phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, là bà ngoại, mẹ và dì ruột bị Tín.
Công an đã lấy lời khai của 2 người may mắn thoát chết là bà Nguyễn Thị Ngọc Phụng (50 tuổi, là dì ruột của Tín) cùng người cháu của Tín để làm rõ nhiều tình tiết của vụ án.
Bà Phụng khai báo, khoảng 11h ngày 2/5, Tín đi chơi trở về nhà ở đường Chiến Lược, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TPHCM. Khi vừa vào nhà, những người thân trong gia đình phát hiện y có biểu hiện như người ngáo đá nên đã vội đem dao kéo đi cất. Do Tín từng có thời gian sử dụng ma tuý và từng ngáo đá nên gia đình làm vậy để đề phòng.
Lúc này, Tín la hét chửi bới những người trong gia đình của mình. Sau đó, Tín lục lọi và lấy được 1 con dao xông thẳng tới bà Kiều (dì ruột) đâm nhiều nhát khiến bà này la lên vài tiếng rồi gục. Người mẹ ruột của Tín là bà Thuý thấy vậy nên chạy tới căn ngăn con trai. Bà Điểu (bà ngoại Tín) cũng chạy tới quỳ, van xin nhưng kẻ ngáo đá vẫn nhẫn tâm sát hại cả 2 người thân trong gia đình. Đặc biệt, trong lúc bị tấn công, bà Điểu ra sức truy hô nhưng Tín vẫn xuống tay và đập vào đầu người bà của mình.
Chứng kiến toàn bộ sự việc nhưng do quá sợ hãi, bà Phụng cùng người cháu của Tín chỉ biết chui vào phòng và tủ quần áo trốn, vậy nên mới may mắn thoát khỏi tay Tín. Cũng là 1 trong những người có mặt tại hiện trường, ông Trương Văn Hạnh (62 tuổi, cha Tín) đã vội bỏ chạy ra ngoài hô hoán và tới công an trình báo.
Về phần Tín, sau khi gây án, y tiếp tục đi tìm những người thân khác để sát hại nhưng không thấy nên qua nhà bạn thân ở quận Tân Phú chơi. Bà Phụng và cháu lúc này mới thoát ra ngoài.
Các rối loạn tâm thần thường gặp ở người sử dụng ma túy đá
Bệnh nhân bị rối loạn các chức năng cơ bản, thường mất đi cá tính riêng và sự làm chủ bản thân, xuất hiện dạng nhân cách không giống ai. Cảm xúc và hành vi thầm kín nhất thường được bệnh nhân cảm thấy là có một người khác biết rõ. Người bệnh mắc hoang tưởng suy diễn.
Bệnh nhân cho rằng ý nghĩ, cảm xúc, hành vi của mình bị ai đó, một sức mạnh nào đó tạo ra và điều khiển, họ bị chi phối bởi các phương tiện khác nhau và họ ở trạng thái hoàn toàn bị động.
Hoang tưởng bị truy hại (tin rằng có ai đó xâm hại sức khỏe và tài sản của mình) và hoang tưởng ghen tuông (tin rằng chồng hay vợ mình có ngoại tình) kèm theo thái độ và hành vi dò xét, tránh móc.
Bệnh nhân nghe thấy những lới nói mà thực tế không có, đang bình luận, thảo luận với nhau về hành vi, ý nghĩ của bệnh nhân, nguy hiểm hơn là nghe thấy những lời lăng mạ, chửi bới hoặc thúc giục làm một việc cụ thể nào đó.
Bệnh nhân có thời kỳ đứng ngồi không yên kích thích vận động, có bệnh nhân thay đổi hẳn nhân cách và tập tính cũ.
Hùng Mạnh
Tổng hợp
Xem thêm:
Người dân đổ xô nghỉ lễ làm kẹt cứng các tuyến đường ở bến xe, sân bay
Hàng chục học sinh Ninh Thuận nhập viện, nghi bị ngộ độc sữa