Thế Giới Di Động: Rào cản là cơ hội
Như vậy, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tham vọng dẫn đầu ngành bán lẻ công nghệ của Thế Giới Di Động đã thành hiện thực. Vị thế trên hoàn toàn xác đáng khi nhìn vào những số liệu “khủng” mà DN này đạt được. Cụ thể, về mặt doanh số, Thế Giới Di Động đã công bố trong 9 tháng gần đây, doanh thu tổng đã lên đến hơn 17 ngàn tỷ đồng, tăng tưởng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến doanh thu năm 2015 sẽ đạt hơn 23 ngàn tỷ đồng. Về mặt thị phần, số lượng siêu thị của công ty cũng đã tăng lên nhanh chóng với hơn 500 cửa hàng thegioididong.com và hơn 50 siêu thị Điện máy Xanh. Như vậy công ty hoàn toàn có thể hy vọng vào sự thăng hạng đột phá trong những năm tiếp theo.
Nhìn lại chặng đường đã qua, thành công của Thế Giới Di Động có thể nói luôn nhìn thấy cơ hội trong thử thách và biến nó thành động lực tăng trưởng của mình.
Báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra người miền Nam thường có tính cá nhân trong khi người miền Bắc lại thể hiện xu hướng tập thể trong các quyết định mua hàng. Họ cũng không muốn bị coi là lạc hậu hay “thua kém” người khác nên thường lựa chọn mua sản phẩm theo đám đông. Điều này cho thấy, DN không thể đem lý thuyết bán hàng ở miền Nam ra phục vụ cho miền Bắc, khi mà hành vi mua sắm lại có sự khác biệt quá rõ rệt như vậy.
Biến khó khăn thành cơ hội
Khi những người khác quan ngại, Thế Giới Di Động lại coi đây là cơ hội của chính mình. Xác định rõ việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là yếu tố sống còn cho sự thành công trong kinh doanh, Thế Giới Di Động cũng đã có những sự điều chỉnh linh hoạt nhằm chiều lòng người dân mọi vùng miền.
DN này có nhiều động thái trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường huấn luyện và giám sát để đánh giá khả năng phục vụ của nhân viên và linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ các mặt hàng trưng bày tại các vùng miền dựa trên mức độ ưa chuộng của khách hàng tại vùng đó. Lấy ví dụ, khi nghiên cứu thấy người miền Bắc khi mua điện thoại thường chuộng xài nhãn hiệu iPhone và khi mua các sản phẩm điện tử lại thích chọn Electrolux hơn các miền khác, Thế Giới Di Động đã bố trí trưng bày nhiều các mặt hàng này hơn để kịp thời đáp ứng thị hiếu.
Tuy nhiên, dù ở vùng miền nào thì sự “tận tâm” và “thỏa mãn cao nhất sự hài lòng của khách hàng” vẫn là tiêu chí quan trọng. Ông Trần Kinh Doanh – Tổng giám đốc Thế Giới Di Động chia sẻ: “Điều cốt lõi vẫn là tiêu chí chuẩn mực trong phục vụ mà bất cứ khách hàng nào dù ở vùng miền khác nhau vẫn muốn. Khách hàng nào, ở đâu thì cũng đều muốn được tư vấn tận tình, thái độ thân thiện, giao hàng đúng hẹn, bảo hành chính hãng cam kết giá rẻ, phục vụ chu đáo…”. Công ty cũng thường xuyên khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng qua Happy Call. Khi nhận thấy thị trường miền Bắc chỉ số “kỹ tính” của khách hàng cao hơn, công ty đã quyết định điều chỉnh tỷ lệ tiền thưởng cho nhân viên dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng ở miền Bắc cao hơn so với các vùng còn lại.
Như vậy, dẫu mỗi vùng miền có thói quen mua sắm khác nhau, sự tận tâm đối với khách hàng vẫn là yếu tố căn bản cho việc thành hay bại của một DN bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường ngành này và sự phát triển trong nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng.
“Trong ngánh bán lẻ nói riêng và ngành dịch vụ nói chung, con đường thành công duy nhất là con đường hướng tới khách hàng”, ông Trần Kinh Doanh nhấn mạnh.
Nguồn: Kinhdoanhvatiepthi.vn