Cách biến sở thích cá nhân thành điểm mạnh trong CV xin việc

Phunuduongthoi.vn – Sở thích là một trong những đề mục được đề cập trong một bản CV xin việc chuẩn. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng đây không phải là phần quan trọng nên chỉ viết đơn giản, liệt kê chung chung khiến phần thông tin này trở nên bị thừa, không ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Để biết được cách biến phần sở thích cá nhân thành điểm mạnh của bạn trong CV online sao cho chuẩn thì bạn đọc có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của CareerLink để giải đáp thắc mắc nhé!

Đưa ra sở thích cùng với các thành tích đạt được

Cách tạo thiện cảm cho mục sở thích này đó chính là thể hiện đam mê cụ thể của bạn, điều mà không phải ai cũng có.

Đề cập đến các sở thích kèm với thành tích đạt được sẽ cho nhà tuyển dụng thấy phần nào về phẩm chất cá nhân của bạn. Chẳng hạn như bạn đề cập đến sở thích chơi thể thao, đã đạt các giải thưởng trong quá trình tham gia bộ môn đó; hoặc sở thích viết lách cùng một số tác phẩm do bạn chủ biên,… Chúng có thể giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được khả năng, sự nỗ lực cũng như cách bạn biến sở thích thành những giá trị thực sự có ích.

Đề cập sở thích liên quan đến ngành nghề và công việc ứng tuyển

Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên vừa có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc tốt lại vừa có những “tài lẻ” để cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

Vì vậy, bạn nên lưu ý lựa chọn đưa vào CV xin việc những sở thích có liên quan đến ngành nghề để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như sau:

  • Nhân viên bán hàng, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, tư vấn viên có sở thích kinh doanh online, đi làm tình nguyện, đi phượt, hoạt động đoàn, hội,…
  • Nhân viên marketing, truyền thông có sở th1ich chỉnh sửa ảnh, edit video, biên tập nội dung, học ngôn ngữ mới, xem phim,…
  • Nhân viên kỹ thuật có sở thích sửa máy móc, lập trình, thiết kế web/thiết kế game,…
  • Nhân viên thiết kế có sở thích đọc tạp chí liên quan đến nghệ thuật, tìm hiểu các tác phẩm nổi tiếng, vẽ tranh, chụp ảnh,…

Sở thích phù hợp với văn hóa công ty

Việc quyết định sở thích cá nhân ghi trong CV là một lựa chọn cần được xem xét kỹ lưỡng và cần có chiến lược, thậm chí nó còn phải phù hợp với văn hóa công ty. Ví dụ như bạn ứng tuyển vào vị trí vào nhân viên kỹ thuật môi trường ở một công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường thì nên đề cập đến những sở thích như trồng cây, tham gia các chiến dịch “Chủ Nhật Xanh”… Hoặc trong trường hợp bạn chọn trở thành một nhân viên Marketing trong một công ty quảng cáo, sở thích của bạn có thể là lướt web, xem tin tức để cập nhật những thông tin mới,…

Cân nhắc cách viết khéo khi không có sở thích đặc biệt

Viết sở thích trong CV theo từng ngành nghề cụ thể là một cách để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của tất cả thông tin bạn đưa vào CV.

Trong trường hợp bạn không có sở thích nào đặc biệt thì nên tập trung viết tốt những mục khác để tạo ấn tượng cho người đọc, chẳng hạn như kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và thành tựu đạt được.

Những sở thích nào không nên đề cập trong CV?

Đưa sở thích vào CV là điều cần thiết nhưng không vì vậy mà sở thích nào cũng nên được đưa vào. Điều bạn thấy có ích nhưng nhà tuyển dụng thì không nghĩ như vậy. Thậm chí có những sở thích còn khiến hình ảnh của bạn tệ hơn trong mắt người xem. Chẳng hạn như những sở thích kỳ lạ như thích nuôi bò sát hay những sở thích không lành mạnh cũng không được viết vào CV nếu không muốn nhà tuyển dụng loại ngay từ vòng xét duyệt.

Nhìn chung, có thể nói sở thích cá nhân là một trong những thông tin quan trọng trong CV xin việc. Với những gợi ý trên đây, hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn và sử dụng câu từ để ghi điểm với nhà tuyển dụng ở mục này. Hãy truy cập vào website của CareerLink để biết thêm nhiều cách viết CV khác và cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất nhé!

Pha Lê

Xem thêm: