Mang thương hiệu Việt khám phá huyện đảo Lý Sơn

Huyện đảo lý Sơn nổi tiếng với những đặc sản tỏi, hành có một vị thơm ngon đặc biệt mà không nơi nào có được và những câu chuyện về các ngôi mộ gió mà người đàn bà ở Lý Sơn thường phải chịu đựng. Mỗi khi chồng và các con trai ra biển đánh giá, những người phụ nữ Lý Sơn làm lụng trên những mảnh đất cát pha, chỉ phù hợp trồng hành tỏi…


Mang thương hiệu Việt khám phá huyện đảo Lý Sơn
Cánh đồng tỏi ở Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi” của Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Trên thực tế, cuộc sống của Lý Sơn hôm nay đã có nhiều thay đổi nhờ du lịch đang phát triển đặc biệt thủy sản tại đây được du khách đánh giá là vô cùng tươi và ngon. Đây cũng là miền “đất hứa” để các thương hiệu trong ngành đồ uống tìm hiểu thị trường và mang sản phẩm của mình đến với người dân địa phương và du khách.

Đất cát pha, quanh năm nắng gió và trần mình với những nguy cơ bão biển. Là huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi, Lý Sơn cách đất liền khoảng 15 hải lý (khoảng 24 km). Diện tích của đảo khoảng 9,97 km2, gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn.

Tới Lý Sơn bạn có thể mải mê khám phá chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng Núi lửa,  âm Linh Tự và một số ngôi mộ cổ. Nổi tiếng nhất là chùa Hang, đây là hang động lớn nhất đảo dùng để thờ phật, nó được tạo thành từ thế kỷ 16 từ một vách đá dựng đứng cao gần 20m ở ngọn Thới Lới, do nước biển xâm thực. Hang có bề ngang 30m ăn sâu vào núi trên 25m theo kiểu hàm ếch.

Đảo Lý Sơn
Chùa Hang ở Lý Sơn là nơi thu hút rất nhiều du khách tham quan khi đến đây
Đảo Lý Sơn
Trầm tích núi lửa trước cảnh chùa Hang.

Đi dọc trên đảo Lý Sơn, bạn cũng sẽ nhìn thấy những ngôi mộ gió. Tục đắp mộ gió của người dân trên đảo nghe nói có cách đây hơn 200 năm. Khi đó, người dân đến đây nhưng họ trở về được, người thân ở nhà làm đám tang theo nghi lễ chiêu hồn và an táng tượng trưng trong mộ gió để vong linh họ có thể an nghỉ nơi quê nhà.

Ông Vinh, người được mọi người gọi là chúa đảo, cho biết, Lý Sơn là nơi thật tuyệt để du lịch. Lý Sơn đã có bến cảng với 8 thuyền cao tốc, giá vé đi ra đảo 95.000 đồng, vé về 90.000 đồng, vé vào tham quan đảo 90.000, ở homestay 50.000 đồng/đêm, ca nô từ đảo lớn sang đảo bé giá 80.000 đồng/2 chiều…

Đảo Lý Sơn
Đảo Lý Sơn ngày càng phát triển nhờ khai thác tiềm lực kinh tế và chú trọng du lịch. (Ảnh Internet)

Cũng theo ông Vinh, đảo Lý Sơn hoang sơ nên nón ăn ở đây ăn rất tươi và ngon. Những loại hải sản được vớt trực tiếp từ dưới nước biển lên, thật tươi, xong nướng, thơm ơi là thơm. Bên cạnh đó, người dân Lý Sơn luôn chung thủy với các sản phẩm mang thương hiệu Việt khi đến với thị trường tại đây. Chính vì thế, mà thời gian qua, các thương hiệu đồ uống nhất là các sảm phẩm có cồn mang thương hiệu Việt đã chiếm lĩnh được thị trường tại đây. Trong đó phải kể đến các sản phẩm mang thương hiệu bia Sagota của Công ty CP Bia Sài Gòn Bình Tây, đến với Lý Sơn bây giờ bia Sagota chiếm đa số trên thị trường, người dân và du khách đã dành cho Sagota một sự cảm tình rất lớn.

Từ câu chuyện của ông Vinh, mọi người có thể cảm nhận rằng đến Lý Sơn sẽ cảm nhận được tình người ấm áp ở nơi đây. Những nụ cười hồn nhiên của những em bé, sự thân thiện, nhiệt tình của người dân sống xung quanh đảo. Đến Lý Sơn trong những ngày này, quả thật du khách sẽ rất ngạc nhiên khi thị trường bia ở đây hiện thương hiệu Sagota đang chủ đạo thị trường.

Trước đây, khi nhiều hãng bia cũng đã đưa sản phẩm ra đảo, tuy nhiên đến nay Sagota đã chiếm được cảm tình của người địa phương cũng chính từ những nỗ lực của các đại lý và chất lượng ổn định của sản phẩm cũng như sự mến mộ của người dân Lý Sơn với sản phẩm mang thương hiệu Việt. Tuy nhiên, ông Vinh vẫn khẳng định,  các sản phẩm mang thương hiệu Việt có thể tồn tại tại Lý Sơn chính là nhờ hệ thống bán hàng tại khu vực này, các đại lý đã thực hiện công tác tiếp thị rất tốt, từ đó người dân ở đảo thích và có cảm tình chuyển qua uống các sản phẩm của Sagota.

Từ những lời rỉ tai của những người đã uống Sagota, rằng Sagota uống ngon, thơm, không đau đầu… đã khiến người dân ở đây chỉ thích uống Sagota cùng nhau. Một người dân cho biết, những nhân viên tiếp thị bia Sagota trên đảo Lý Sơn rất dễ thương, tự may đồng phục trên hệ thống màu nhận diện của thương hiệu với phong cách lịch lãm và kín đáo hơn, phù hợp với nếp sống ở đảo, do vậy được người Lý Sơn cảm mến.

Bài: Phước Ngọc

Tổng hợp: Minh Kha

Nên đọc