NGÔ XUÂN BÍNH – Người đàn ông chạm đến đỉnh cao của nghệ thuật

Một người đàn ông đa tài hội tụ sự tài hoa, tinh tế của một nhà thơ, võ sư…, gọi ông là giáo sư, viện sỹ, là thày thuốc thôi vẫn chưa đủ, bởi người ta nghe danh Ngô Xuân Bính là võ sư sáng lập môn phái võ Nhất Nam rồi phát triển dòng võ dân tộc này ở Châu Âu. Hơn nữa, trong thời gian gần đây, cái tên Ngô Xuân Bính lại tiếp tục để lại tiếng vang trong giới hội họa nhờ những bức tranh sơn mài nổi tiếng. Vào ngày 9/11 tới, ông sẽ có triển lãm cá nhân với tên gọi “Du và dội” tại Bảo Tàng Hà Nội.

Với tài nghệ thuật của mình, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính đã có 3 lần triển lãm tranh ở Minxcơ, 3 triển lãm cá nhân ở Matxcơva và 2 triển lãm cá nhân ở Việt Nam. Năm 2006, ông đạt giải ARTIADA – Giải xuất sắc của Triển lãm Nghệ thuật tại Liên hoan Nghệ thuật tổng hợp quốc tế lần thứ 7 tại Matxcơva. Năm 2008, Ngô Xuân Bính đạt giải xuất sắc và được bình chọn là một trong 10 hiện tượng Hội họa trong tháng tại Triển lãm quốc tế lần thứ 2 ở Matxcơva. Đặc biệt, năm 2010, Ngô Xuân Bính là 1 trong 2 người nước ngoài duy nhất được Viện Hàn lâm nghệ thuật tạo hình Liên bang Nga trao tặng danh hiệu “Viện sĩ danh dự”..

ngô xuân bính, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Họa sĩ Ngô Xuân Bính sinh ngày 17/01/1957 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thời tiểu học và THCS học tại thành phố Vinh, lên THPT học chuyên Toán, sau đó ra Hà Nội thi vào Trường Đại học Sư phạm Nhạc họa; Đại học Mỹ thuật. Ra trường, ông được giữ lại làm Giảng viên Trường Đại học Sư phạm nhạc họa từ năm 1980 – 1990. Từ năm 1990 – 2014 là chuyên gia Võ thuật và Y tế tại các nước Liên Xô cũ

Các cụ ta thường nói “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Vì sao anh lại theo cả 4 nghệ như vậy”?

Người xưa vẫn có câu: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” – Vâng! Đây là câu thành ngữ hàm ý ca ngợi những người biết say sưa theo đuổi nghề nghiệp. Đồng thời hàm ý chê bai, phê phán những người thiếu kiên trì không có được nghề nào tinh thông cả. Điều đó không sai trong nhiều trường hợp cụ thể. Tuy nhiên với tôi, câu thành ngữ đó có thể hơi bất công với nhiều người. Tôi cũng như bao người khác: “Yêu” nhiều thứ, tự thân có nhu cầu bộc bạch tự nhiên. Để rồi những trải nghiệm sôi động được ấp ủ nhiều năm, cuộn trào như là nguồn năng lượng tích cực luôn có ích cho bản thân. Khi tôi “Yêu” và “Say” với nghề nào tôi không nghĩ tới việc mình sẽ thành danh hay nổi tiếng, mà đấy là cái thú mong được thỏa mãn với nó, đó mới là điều quan trọng.

ngô xuân bính, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Ngô Xuân Bính từng đoạt giải thưởng Y học Quốc tế “NIKOLAY PIROGOV” đồng thời được Liên hợp quốc trao tặng Huân chương cao quý vì những đóng góp “Lớn lao và đặc biệt” cho sự nghiệp Y học Quốc tế; Giải xuất sắc Liên hoan nghệ thuật tổng hợp Quốc tế lần thứ VII tại Matxcova

Hội họa là ngành anh được đào tạo. Thơ ca có thể do năng khiếu nhưng võ học và y học đòi hỏi rất nhiều thời gian nghiên cứu và khổ luyện rất dài. Cơ duyên nào đã đưa anh đến “nghiệp” này?

Thật khó giải thích tường tận cho điều này, hội họa giúp tôi thể hiện được nội tâm, cái “lắng” bên trong. Ngay từ bé, bằng những viên than, que củi, tôi đã vẽ tất cả những gì tôi nghĩ (con trâu, con mèo, căn nhà, hoa lá…), lên tất cả những gì có thể một cách đơn sơ tự nhiên. Đó là những bước chập chững đầu tiên đưa tôi đến với niềm đam mê hội họa, giúp tôi khả năng chế ngự không gian, làm chủ thời gian… “Thế giới thật gần – thật nguyên sơ nhưng vô vàn siêu nhiên”

Trên tất cả – tôi chỉ đơn giản nghĩ đó là “may mắn”, biết “yêu” và “yêu” đến tận cùng. Mỗi người chúng ta từ tuổi thơ phần lớn đều có cơ duyên, có những tia sáng kỳ vọng bản thân và mong ước tương lai, tin vào tương lai, đó là những mong ước mang đến nhiều giá trị có ý nghĩa cho cuộc đời của chính mình. Từ kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng hãy vận động, vận động toàn tâm thì bạn sẽ đạt được kết quả và hoài bão mà bạn muốn.

“Căn nhà yêu thương chỉ có được bằng mồ hôi xây đắp, chứ không phải bằng ảo tưởng ước mong, nhờ trí tưởng tượng khôi hài…”.

ngô xuân bính, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Năm 2010: Việt Hàn lâm nghệ thuật tạo hình Liên bang Nga trao tặng Ngô Xuân Bính danh hiệu “Thành viên danh dự Viện Hàn lâm nghệ thuật Liên bang” (Hiện chỉ có 2 người nước ngoài được phong tặng danh hiệu này). Năm 2011: Phong Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Châu Âu. Năm 2014: Đoạt giải thưởng Quốc tế “Nghệ thuật và cuộc sống” trong lĩnh vực Y học và bảo vệ môi trường

Nhưng dù thế nào thì hội họa vẫn là niềm đam mê chính, vẫn là nghề tay phải của anh chứ, phải không ạ?

Nhiều người hiểu nhầm công việc chính của tôi trong bao lâu nay là võ thuật, là hội họa. Thực ra không phải vậy, công việc chính của tôi hơn 30 năm nay là Y học. Đó là công việc phải hết sức kiên định, phải hết sức cần mẫn, phải luôn luôn có kỷ luật, có chuyên môn, đúng lộ trình khoa học. Tất nhiên, đối với tôi “Y học” rất lý thú, nhưng chật vật khổ hạnh, thậm chí tự mình đang đày ải chính mình mà không biết. Chỉ nhìn dưới góc độ “vật lý” đã là một khối lượng quá nhiều, quá ngợp, cho nên các hình thái chuyển tiếp, trải nghiệm để chuyển hóa cân bằng năng lượng cho chính mình là hết sức cần thiết.

Riêng về nghệ thuật – Họa sỹ Lê Văn Thìn bạn tôi thường nói: “Yêu một năm có kết quả một năm, yêu 10 năm kết trái 10 năm, yêu cả đời có hạnh phúc trăm năm”. Thật đúng! Chỉ có điều phải lượng định, hợp thức thời gian và năng lực bản thân; Không ôm đồm viển vông, không ảo tưởng tự mình “ma mị”.

ngô xuân bính, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Ngô Xuân Bính đã xuất bản gần 20 tập sách như: “Nhất Nam căn bản” 5 tập; Truyện, thơ: Hoa đăng; Tiếng thở đêm; Cánh đồng thao thức và nhiều công trình khoa học khác…

Có người nói anh vẽ sơn mài truyền thống nhưng theo lối vẽ của Tây, không “Âm” mà “Dương”… Anh nghĩ gì về nhận xét này?

Điều đó không sai nhưng chưa chính xác. Tính năng động và óc sáng tạo là bản chất tất yếu đi lên của người nghệ sỹ. Cá tính rất riêng và tài năng đưa đến thành công cho các danh họa là cấu thành thứ 2. Người nghệ sỹ nếu không muốn thất bại phải hòa quyện tự nhiên giữa tư tưởng khoáng đạt tự do với trí nhận về bổn phận trách nhiệm nghề nghiệp.

Nguyên ủy óc sáng tạo và tính năng động của con người là ngịch lý phản biện thuộc phạm trù thẩm mỹ và tồn tại… Những suy tưởng và ý tưởng nhất quán có giá trị của nghệ thuật luôn biết chấp nhận sự thật về tái định giá và phê bình của lịch sử mang tính nhân bản. Bởi vậy, câu hỏi của phóng viên đặt ra cho cá nhân tôi chỉ là một giả định, ngầm định muôn thủa cho các thành viên sáng tạo.

Cụ thể ở đây có thể hiểu: vẽ cả theo lối “Âm “ và cả theo lối “Dương” trong tranh sơn mài là công việc, là sứ mệnh tất yếu của lớp lớp họa sỹ sẽ diễn ra một sớm một chiều. Kỹ thuật vẽ tranh sơn màu đã được các bậc thầy của Trường mỹ thuật Đông Dương sáng tạo và tiếp tục được các học trò tài hoa của họ sáng tạo. Cuộc cách mạng về chất liệu mang tính bắt buộc rất đặc trưng của kỹ thuật “sơn mài” sẽ giúp nghệ thuật tranh sơn mài và hàng mỹ nghệ, vật liệu trang trí kiến trúc ứng dụng trong tương lai luôn luôn có tính hiệu quả, mới tồn tại bền vững với thời gian và đấy cũng là trách nhiệm lương tâm của người làm nghề: sáng tạo, nghiên cứu, cải tiến về màu sơn truyền thống, cùng với các chất phụ gia, cốt vóc bên trong… giúp cho người nghệ sỹ dễ sử dụng vật liệu, dễ kiểm soát quá trình thể nghiệm, tự mình làm chủ triệt để tính năng kỹ thuật rất riêng của sơn mài.

Cuộc cách mạng về chất liệu “sơn mài” là “cuộc chơi” căng thẳng, có xung đột, có thử thách hoặc đơn giản chính là sự giằng xé bởi các giá trị không tương hợp giữa tính đích thực của nghệ thuật truyền thống và bản lĩnh thuộc nghệ thuật đương đại.

ngô xuân bính, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Những người luyện võ thường có cốt cách cứng cỏi, nội tâm không bị ảnh hưởng bời ngoại cảnh…  nhưng tranh của anh thì lại cho thấy một tâm hồn khá mềm mại, nếu không nói là luôn nhớ nhung hoài niệm… Vậy đâu mới thật là anh?

Thực ra, với bất cứ nghệ sỹ nào khi đến với giá trị đích thực của nghệ thuật thị giác, đều là hiệu ứng truyền cảm có chủ định, thậm chí “chủ định” được cân nhắc nhiều lần, thay đổi nhiều lần… Một số loại hình nghệ thuật khác cũng có hiệu ứng tương tự: Nghệ thuật sắp đặt, Nghệ thuật trình diễn, Nghệ thuật múa hiện đại, Nghệ thuật múa cổ truyền – Kinh điển của người Nhật, Kịch câm… Nghệ sỹ, đạo diễn, diễn viên có thể chi phối tình cảm của người xem theo chủ ý hoàn toàn chủ định: thương tâm hay tức giận, thích thú hay phỉ phui, hoan lạc hay buồn tủi, cảm khoái do hoài niệm, suy tưởng thì tương lai. Hơn nữa, từ xưa đến nay những người luyện võ đạt đến cảnh giới tối thượng, họ càng mẫn cảm nhận thấy: sông vẫn là sông đích thực, núi vẫn là núi đích thực.

ngô xuân bính, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Những người luyện võ thường có cốt cách cứng cỏi, nội tâm không bị ảnh hưởng bời ngoại cảnh…  nhưng tranh của anh thì lại cho thấy một tâm hồn khá mềm mại, nếu không nói là luôn nhớ nhung hoài niệm… Vậy đâu mới thật là anh?

Thực ra, với bất cứ nghệ sỹ nào khi đến với giá trị đích thực của nghệ thuật thị giác, đều là hiệu ứng truyền cảm có chủ định, thậm chí “chủ định” được cân nhắc nhiều lần, thay đổi nhiều lần… Một số loại hình nghệ thuật khác cũng có hiệu ứng tương tự: Nghệ thuật sắp đặt, Nghệ thuật trình diễn, Nghệ thuật múa hiện đại, Nghệ thuật múa cổ truyền – Kinh điển của người Nhật, Kịch câm… Nghệ sỹ, đạo diễn, diễn viên có thể chi phối tình cảm của người xem theo chủ ý hoàn toàn chủ định: thương tâm hay tức giận, thích thú hay phỉ phui, hoan lạc hay buồn tủi, cảm khoái do hoài niệm, suy tưởng thì tương lai. Hơn nữa, từ xưa đến nay những người luyện võ đạt đến cảnh giới tối thượng, họ càng mẫn cảm nhận thấy: sông vẫn là sông đích thực, núi vẫn là núi đích thực.

ngô xuân bính, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Tháng 11 tới anh sẽ có một triển lãm cá nhân? Anh có thể giới thiệu một chút về các tác phẩm tham gia triển lãm lần này được không?

Đây là triển lãm do tôi và họa sỹ Lê Văn Thìn cùng thực hiện, riêng cá nhân tôi đây có lẽ là triển lãm lớn nhất trong sự nghiệp hội họa của mình với hơn 200 tác phẩm khổ lớn với đủ mọi thể loại không riêng tranh sơn mài. Chúng tôi tập trung hướng vào ý niệm tinh thần của truyền thống và hiện đại với mong muốn nhận ra thế giới luôn kỳ lạ, rất thương yêu và rất mới mẻ!

“Mọi quan điểm tự chọn con đường cho mình đến với điểm chạm của nghệ thuật đều cá tính, thậm chí cực đoan…, nó dựa trên niềm tin vào sự tiến hóa tất yếu đi lên của vạn vật”

Trong quá trình làm nghề của tôi, tôi luôn ưu ái hội họa bởi đó như người bạn tri kỉ không thể thiếu trong cuộc đời. Hội họa cho tôi sự sáng tạo, sự bay bỗng cũng như sự nhẫn nại trong cuộc đời. Hơn 200 tác phẩm triển lãm lần này dường như “phơi bày” cuộc sống “hỉ, nộ, ái, ố” của tôi bởi “tranh là đời, đời là tranh”. Những bức như: “Hớp hồn”; “Tiềm thức”; “Hoang dại”; “Bí ẩn” hay như tác phẩm “Lên đồng”; “Vân tranh” tôi lấy ý niệm về chuyện cổ tích và huyền thoại trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam…

ngô xuân bính, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Hiện nay, Ngô Xuân Bính đang làm dở những công đoạn tiếp theo của công trình Y học về châm cứu và duyên nợ với “võ thuật”. Riêng hội họa thì ông là “sống” và “say” với nó

Những người con xứ Nghệ dường như có sẵn trong mình tính Nghệ, Anh có thấy vậy không?

Đặc tính tốt thuộc cá tính con người cụ thể của một số vùng miền không riêng gì xứ Nghệ, luôn là nguồn cảm hứng thi vị cho thơ ca, cho nghệ thuật… yêu quê hương đất nước và có tầm ảnh hưởng lan rộng mang tính “niềm tin”. Từ đó, có rất nhiều yếu tố tác động tốt đến tính đoàn kết tương hỗ trong dòng tộc, dòng họ, cộng đồng làng xã – Người đồng hương, đồng hướng – lan rộng ra là tình cảm mặn nồng yêu đồng loại, yêu hòa bình, nhường cơm xẻ áo, cần cù kiên cường, đầu sóng ngọn gió… Nhưng ngược lại cũng vì thế mà nhiều khi quá khích trở thành cố kết, cục bộ, bảo thủ, tự cao, ngang bướng mang tính cá nhân.

ngô xuân bính, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Không có gì ngạc nhiên khi con người xứ Nghệ có một khả năng tuyệt vời dễ đặt hết niềm tin vào người mình yêu dấu, về tương lai hạnh phúc, về lý tưởng cách mạng.

Linh An/Theo Đẹp Việt

Nên đọc