Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị chó cắn để an toàn tính mạng

PhunuOnline.net – Khi bị chó cắn, chúng ta không nên hoang mang mà cần bình tĩnh sơ cứu để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng hay dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn

Làm sạch: điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

Thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ dùng một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để không bị xót.

Tiến hành cầm máu vết thương: Hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu.

Tiêm phòng dại: Với những vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dại kịp thời.

Khi bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Theo dõi 15 ngày sau khi bị chó cắn

Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Đối với các trường hợp bị cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại; bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục… dù vết cắn rất nhẹ; hoặc có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu thì phải tiêm đồng thời cả vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân chỉ bị chó mèo cào, liếm láp vào vết thương hở cũng bị dại.

Tiêm ngừa dại trong những trường hợp bị vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó hoặc con chó đang bị ốm.

Những quan niệm sai lầm đó là chó nhà cắn không bị dại, cắn không chảy máu không bị dại. Vì thực tế, nhiều bệnh nhân chỉ bị chó mèo cào, liếm láp vào vết thương hở cũng bị dại.

Việc nhờ thầy lang kiểm tra là vô cùng sai lầm. Do đó, an toàn nhất là đến kiểm tra tiêm phòng ở Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm y tế địa phương.

Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm vắc-xin. Khi tiêm vắc-xin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại vắc-xin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.

Hà Thanh
Tổng hợp

Xem thêm:
Nỗi đau tột cùng của gia đình bé trai 7 tuổi bị đàn chó dữ cắn chết
Khá ‘bảnh’ bị bắt và bị khởi tố, cư dân mạng nói gì?
5 dấu hiệu bạn tốn quá nhiều tiền cho việc ăn uống

Nên đọc