Những suy nhược mà người từng mắc Covid-19 phải chịu đựng và cách vượt qua chúng

Phunuduongthoi.vn – Những cơn ho dai dẳng, đau ngực, suy nhược, đau nhức khớp, mất ngủ và thay đổi tâm trạng là một trong số những triệu chứng Covid-19 kéo dài có thể ảnh hưởng tới cuốc sống hàng ngày của bạn.

Một số thống kê cho thấy có khoảng 1/5 số người phục hồi sau Covid chịu ảnh hưởng của các triệu chứng Covid kéo dài. Vì thế học cách quản lý các triệu chứng hậu Covid là điều quan trọng cần làm sau khi bạn phục hồi.

Ai có nguy cơ cao gặp phải các triệu chứng Covid kéo dài?

Thời gian chịu ảnh hưởng của triệu chứng Covid kéo dài là khác nhau ở mỗi người. Có người chỉ mất vài ngày, có người mất vài tuần nhưng có người lại mất tới nhiều tháng sau. Dù ít hay nhiều thì các triệu chứng này cũng sẽ tác động tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.

  • Những người trên 50 tuổi

Tuổi tác là một yếu tố làm răng nguy cơ gặp phải các biến chứng và tiến triển bệnh nặng hơn nếu nhiễm Covid-19. Đồng thời, do khả năng miễn dịch suy giảm nên việc chữa lành chậm hơn và cần phải được hỗ trợ phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Tuổi tác là một yếu tố làm răng nguy cơ gặp phải các biến chứng và tiến triển bệnh nặng hơn nếu nhiễm Covid-19 
  • Nữ giới

Phụ nữ thường phải đối mặt với trạng thái mệt mỏi, kiệt sức sang hội chấn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) nhiều hơn so với nam giới.

  • Những người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp

Với những người có sẵn các vấn đề về hô hấp như tức ngực, khó thở,… không những có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn mà còn có khả năng gặp phải triệu chứng Covid kéo dài do hệ hô hấp liên tục gặp các tổn thương.

  • Béo phì

Béo phì không chỉ là tiền đề của các bệnh cao huyết áp, viêm nhiễm, tiểu đường,… mà người bị béo phì nếu nhiễm Covid-19 có thể phải trải qua các triệu chứng Covid kéo dài trong nhiều tháng sau đó.

Vậy làm cách nào để kiểm soát các triệu chứng này một cách hợp lý nhất?
  • Kiểm soát mệt mỏi và khó thở

Nhiễm trùng do Covid-19 gây ra làm suy giảm chức năng hô hấp một cách nghiêm trọng. Khả năng hoạt động của phổi đã bị suy giảm cộng với việc cơ thể phải chiến đấu với nhiễm trùng trong một thời gian (ngắn hoặc dài) thì bạn vẫn mất thêm thời gian để phục hồi lại bình thường.

Nhiễm trùng do Covid-19 gây ra làm suy giảm chức năng hô hấp một cách nghiêm trọng

Do vậy, việc thường xuyên gặp phải các triệu chứng như khó thở, hồi hộp, đau ngực thì đừng cố gắng quá sức, hãy bắt đầu công việc một cách từ từ vì vội vàng có thể khiến bạn căng thẳng hơn.

Hãy chia nhỏ những hoạt động thường ngày và ưu tiên cho những công việc quan trọng hơn vào khoảng thời gian mà bạn cảm thấy mình có nhiều năng lượng nhất. Những bài tập tăng cường chức năng phổi, tập thở, yoga,… có thể hữu ích. Những hãy nhớ, chỉ tập với cường độ phù hợp với thể trạng hiện tại của bạn.

Khi đang làm việc và cảm thấy khó thở, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. 

  • Giảm các triệu chứng đau nhức cơ thể

Biểu hiện của việc đau nhức có thể bắt đầu từ những cơn đau khớp, chuột rút, đau nhức toàn thân,… 

Biểu hiện của việc đau nhức có thể bắt đầu từ những cơn đau khớp, chuột rút, đau nhức toàn thân,… 

Tuy nhiên, đừng lo lắng về vấn đề này vì bạn có thể cải thiện được bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh (tùy từng trường hợp), nghỉ ngơi và nghỉ ngơi. Tương tự như việc gặp các triệu chứng Covid kéo dài ở đường hô hấp thì việc vắt kiệt sức trong một hoạt động nào đó cũng sẽ khiến cơn đau nhức của bạn tăng lên.

Ngoài các biện pháp kể trên thì bạn có thể kết hợp thêm các bài tập rèn luyện sức mạnh hàng ngày để lấy lại năng lượng cho các cơ và hữu ích cho việc giảm đau. Tuy vậy, đừng cố gắng quá sức, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn bắt đầu một bài tập mới nào.

  • Sương mù não và các vấn đề về trí nhớ

Sương mù não và các vấn đề về trí nhớ đang trở thành một nỗi lo lắng cho những người gặp triệu chứng Covid kéo dài. Và mặc dù nhiều người biết rằng nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ nhưng điều quan trọng mà bạn cần biết đó là các triệu chứng này chỉ mang tính tạm thời.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó nhớ mọi thứ hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng sương mù não, một mẹo đơn giản là hãy thử viết hoặc ghi nhanh mọi thứ mà bạn có thể cần phải nhớ. Điều này có thể cần thiết nếu như bạn đi làm trở lại sau khi hồi phục do Covid-19.

Sương mù não và các vấn đề về trí nhớ đang trở thành một nỗi lo lắng cho những người gặp triệu chứng Covid kéo dài

Ngoài ra, hãy hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính , thay đổi chế đỗ ăn lành mạnh để hỗ trợ chức năng tập trung của não bộ và đừng quên kiểm soát căng thẳng.

Nếu như có các biểu hiện sa sút về mặt tâm thần lẫn trí nhớ thì bạn cần tới sự trợ giúp từ các bác sĩ chuyên môn.

  • Lấy lại vị giác và khứu giác

Theo nghiên cứu thì hầu hết mọi người có thể lấy lại vị giác và khứu giác sau từ 6 – 8 tuần kể từ khi hồi phục.

Mặc dù có rất ít sự trợ giúp từ thuốc để cải thiện các vấn đề sức khỏe này nhưng các chuyên gia đều thống nhất khuyên rằng bạn nên áp dụng một số bài tập để lấy lại chúng. Nếu vị giác kém, bạn không có cảm giác thèm ăn thì hãy cân nhắc tới việc điều chỉnh thực đơn từ sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng.

Mặc dù có rất ít sự trợ giúp từ thuốc để cải thiện các vấn đề sức khỏe này nhưng các chuyên gia đều thống nhất khuyên rằng bạn nên áp dụng một số bài tập để lấy lại vị giác và khứu giác

Ngoài các hướng dẫn liệt lê ở trên thì điều quan trọng nhất vẫn là cả người bệnh và người chăm sóc cần phải tuân thủ theo đúng những gì mà bác sĩ đã hướng dẫn khi bạn xuất viện trở về nhà. Đó có thể là lịch tái khám, là các biện pháp cách ly bổ sung tại nhà,…

Đồng thời, hãy đảm bảo bạn đang theo một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất và hoạt động thể chất đều đặn để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem thêm:

Nên đọc