Nước đun sôi để qua đêm sẽ tạo ra chất gây ung thư? “Hạn sử dụng” của chúng là bao lâu?
Phunuduongthoi.vn – Có rất nhiều gia đình có thói quen đun nước từ tối hôm trước để nguội đến sáng hôm sau uống, nhưng lại không biết thói quen này không hề tốt cho sức khỏe.
Hạn sử dụng của nước đun sôi chỉ có 16 tiếng?
Mỗi thực phẩm đều có hạn sử dụng riêng, vậy còn nước? Trong nước không chứa protein hoặc đường nên sẽ không bị phân huỷ hoặc phá hại bởi các vi sinh vật như các thực phẩm khác ở nhiệt độ phòng.
Tuy nhiên, tin rằng nhiều người khi uống nước thường để lại một chút ở cốc, sau đó hôm sau chỉ tráng lại một lần nước rồi trực tiếp dùng. Nếu lấy nước còn sót lại để qua đêm đó cho xuống dưới kính hiển vi, có thể thấy trong đó có chứa rất nhiều khuẩn E.coli.
Trong môi trường thích hợp, vi khuẩn E.coli có thể sinh sản 2 triệu con trong vòng một buổi tối. Mặc dù ảnh hưởng của nó đến cơ thể con người không nghiêm trọng như nhiều người nói, nhưng đối với những người có dạ dày mỏng hoặc trẻ nhỏ thì nên tránh uống nước đun sôi để qua đêm hoặc nước để quá 10 tiếng.
Ngoài ra, nước trà pha để qua đêm cũng không nên uống, vì trà sau khi ngâm tạo ra axit amin và chất khác, là môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng của vi sinh vật, không tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, máy lọc nước gia đình thường để bình nước quá “hạn sử dụng” vài ngày thậm chí một tuần. Riêng nước đóng chai hoặc bình nước đúng quy cách đã được thực hiện các biện pháp khử trùng và đóng kín tương ứng, chỉ cần bình nước sạch thì có thể dùng bình thường.
Bên cạnh đó, cốc nước sau khi uống vào buổi tối thì nên rửa sạch và để khô, hoặc sáng sớm lấy một cốc khác đã được rửa sạch trước đó tráng lại bằng một lần nước nóng. Son môi mà phụ nữ thích dùng thường dễ hấp thụ những chất và mầm bệnh trong không khí, do vậy vết son môi lưu lại trên cốc cũng phải bị tẩy sạch.
Nước đun sôi có thành phần gì?
Nước được tiêu thụ hàng ngày gồm nước đun sôi để nguội, nước khoáng đóng chai hoặc đóng thùng, nước tinh khiết. Trong số đó, nước đun sôi hoặc nước khoáng đều có khoáng chất, còn nước tinh khiết không chứa các vi sinh vật và khoáng chất khác.
Ví dụ những bọt nước trắng hiện lên trong thành của nồi nước sôi, đây chính là do sự tồn tại của khoáng chất. Do vậy, theo thành phần thì nước đun sôi cũng là nước khoáng. Tuy khoáng chất có trong nước vô cùng ít và không có tác dụng bổ sung khoáng chất còn thiếu, nhưng đây cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu của con người.
Trong nước đun sôi để qua đêm có chất gây ung thư không?
Điều đầu tiên chúng ta cần biết đó là, chất gây ung thư sẽ không tự nhiên mà có. Chất gây ung thư không thể tồn tại trong nước chỉ chứa khoáng chất và chất vi lượng, cho dù nước đó đã để một thời gian dài. Chỉ cần chất lượng nguồn nước và dụng cụ đun nước phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thì việc đun nước lại nhiều lần cũng không tạo ra chất ung thư.
Vị lạ trong nước đun sôi để qua đêm là gì?
Nhiều người nhạy cảm phát hiện ra nước đun sôi để qua đêm vị sẽ khác bình thường, có phải sau khi để qua đêm nước đã biến chất? Nguyên nhân chính là do nước trong cốc tiếp xúc với không khí trong thời gian dài khiến một lượng nhỏ khí CO2 dung nhập vào đó.
Lượng CO2 này sẽ làm giảm nhẹ độ pH của nước, điều này sẽ gây ra nước có vị lạ, có khi xuất hiện vị chua. Tất nhiên, một chút thay đổi về độ pH của nước sẽ không có ảnh hưởng gì lớn đến sức khoẻ con người, cho dù bạn có uống nước để qua đêm thường xuyên. Nhưng nếu nước này đã để vài ngày, các vi sinh vật và các tảo khác cũng xâm nhập vào trong nước thì vị sẽ còn nồng hơn.
Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng nước đun sôi để qua đêm hoặc trong thời gian quá dài dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập, do vậy tốt nhất là không nên uống.
Trong quá trình đun nước đã giết hết những vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, sau khi nhiệt độ của nước giảm xuống nhiệt độ phòng, rất nhiều vi sinh vật khác sẽ tiếp tục tiến vào trong nước và sinh sản trong đó.
Thời gian để nước tiếp xúc với không khí càng lâu thì số lượng vi khuẩn sẽ càng nhiều, chất lượng nước trở nên kém và sẽ gây hại đến cơ thể nhiều hơn. Do vậy hãy duy trì thói quen tốt, uống nước đun sôi khi còn “tươi mới”.
Theo Pháp luật và bạn đọc
Xem thêm: