Thoát khỏi đuối nước dù không biết bơi

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 6.400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên. Trung bình, mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, nghĩa là có khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày. Còn theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, con số này còn cao hơn nhiều…

Có rất nhiều vụ chết đuối đau lòng diễn ra gần đây với nguyên nhân là không biết bơi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi ải tử thần khi gặp sự cố dưới nước chỉ với 4 hành động đơn giản sau đây.

Theo Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), trung bình mỗi ngày, cả nước có 9 trẻ em bị chết đuối và tỷ lệ chết đuối trong dịp hè tăng đột biến. Và tỉ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao gấp nhiều lần so với các nước phát triển khác.

Đuối nước thế nào sẽ dẫn đến tử vong?

Một người đuối nước dẫn đến tử vong là khi mũi và miệng của họ đã bị nước tràn ngập vào. Nước sẽ vào đầy bụng, rồi tràn vào các khoang trong ổ bụng làm chèn ép phổi làm phổi tê liệt không thể trao đổi khí. Khi phổi không trao đổi khí trong một thời gian sẽ dẫn đến thiếu oxy não và chết ngạt. Hay nói một cách đơn giản hơn, chết đuối là do sặc nước đường hô hấp gây co thắt dẫn đến tử vong.

Cho dù bạn biết bơi vẫn có thể bị chết đuối như thường nếu không may gặp trục trặc trong quá trình dưới nước như bị chuột sút, lên cơn đau tim…

đuối nước phunuonline.net

Vậy làm thế nào để sống sót nếu chẳng may bị đuối nước?

Hãy học thuộc ngay câu thần chú “ Bơi tự cứu” hay “Bơi sống sót” mà ai cũng có thể thực tập được trong suy nghĩ lẫn thực tế để phòng ngừa trường hợp xấu nhất xảy ra khi ở dưới nước.

4 hành động tiên quyết sau đây sẽ là chiếc phao cứu sinh đắc lực cho bạn, cùng xem và ghi nhớ:

1. Thả lỏng tâm trí, hết sức bình tĩnh, đừng cố giãy giụa, vì càng giãy bạn sẽ càng nhanh chìm. Thay vào đó hãy thả lỏng, nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể dùng hai ngón tay để giữ chặt mũi lại). Hành động này giúp hạn chế nước tràn vào phổi một cách nhanh chóng khiến bạn bị sặc nước, đồng thời hỗ trợ cơ thể bạn nổi dần lên.

2. Tiếp tục thả lỏng người để áp lực nước đẩy cơ thể bạn lên sat mặt nước trở về vị trí bấp bênh tương đối an toàn với phần đầu nhô lên sát mặt nước, chân vẫn chìm dưới nước sâu.

3. Khoát nhẹ hai chân như mái chèo giúp đầu có thể nhô lên khỏi mặt nước và khiến toàn cơ thể trôi đi dễ dàng hơn.

4. Khi đã làm chủ được tình thế, cố gắng chuyển động lên xuống với nhịp hít bằng cách há to miệng khi nhô lên, và nhịp thở bằng mũi khi đi xuống dưới nước.

Hãy thực hành cách “bơi tự cứu” này càng sớm càng tốt vì nó có thể giúp bạn sống sót khá lâu dưới nước, kéo dài thời gian trong lúc chờ người đến cứu, hoặc may mắn hơn nữa là được dạt vào dòng chảy mang bạn đến nơi nông hơn.

Bản năng con người đều có thể sống trong môi trường nước – chính là quãng thời gian thai nhi sống trong túi nước ối của mẹ. Những em bé khi sinh ra vẫn còn các phản xạ bơi lội bẩm sinh, tuy nhiên sẽ dần bị mai một vì sống chủ yếu ở trên cạn và không được rèn luyện.

Cái quan trọng nhất ở trong phương pháp này chính là bạn phải giữ được “bình tĩnh”, và thực hiện 4 thao tác trên bạn sẽ thấy để nổi trên mặt nước không có gì là quá khó. Mùa hè đang đến, hãy cùng chia sẻ bí quyết này với những người xung quanh để họ biết cách xử lí nếu lỡ không may bị đuối nước, giúp hạn chế tối đa điều đáng tiếc xảy ra.

Theo Báo mới

Nên đọc