Hai phụ nữ Ấn Độ đầu tiên bước chân vào đền thiêng phải ẩn náu vì biểu tình bạo lực

PhunuOnline.net – Hai người phụ nữ Ấn Độ đang phải ẩn náu vì các cuộc biểu tình bạo lực đã khiến ít nhất một người chết. Nguyên nhân vì họ là 2 người phụ nữ đầu tiên đã bước vào một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của người Hindu. 

Ngày 4/1, phát ngôn viên cảnh sát Ấn Độ cho biết hai người phụ nữ với tên gọi là Bindu Ammini và Kankadurga (một người 42 tuổi và một người 44 tuổi) đang ở một địa điểm không thể tiết lộ cùng với một số người thân. Trước đó, ngày 2/1, hai người phụ nữ Ấn Độ này đã bước vào ngôi đền Sabarimala – một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của người Hindu, sau khi Tòa án tối cao bang Kerala ra lệnh chấm dứt lệnh cấm trẻ em gái và phụ nữ từ 10-50 tuổi được phép vào khu vực linh thiêng này.

http://haiyengroup.com/bang-gia-quang-cao-tren-phunuonline-net/
Các tín đồ nam của đạo Hindu xuống đường tại Kochi, bang Kerala ngày 2/1 phản đối phụ nữ vào đền thiêng. Ảnh: Reuters.

Ngay khi tin tức này được lan truyền, ngôi đền đã đóng cửa trong một giờ để làm nghi thức thanh tẩy. Những cuộc đụng độ bạo lực sau đó nổ ra giữa hai phe ủng hộ và phản đối động thái trước tòa nhà chính quyền ở Thiruvananthapuram.

Các nhà hoạt động vì nữ quyền ca ngợi việc hai phụ nữ đặt chân vào đền thờ. “Tôi khóc vì vui sướng khi xem hình ảnh họ đi vào đền thờ. Chúng tôi đã mất rất lâu để khẳng định vị trí và đưa mình vào lịch sử”, Meena Kandasamy viết trên Twitter.

Trong khi đó, nhà hoạt động bảo thủ ở Rahul Easwar lên án chính quyền vì đã giúp tổ chức hoạt động bí mật. “Chiến thuật như vậy thật không phù hợp với chính quyền của một bang”, ông viết trên Twitter.

http://haiyengroup.com/bang-gia-quang-cao-tren-phunuonline-net/
Cảnh sát Ấn Độ áp chế một người biểu tình quá khích ở khu vực gần đền Sabarimala. Ảnh: AFP.

Những cuộc biểu tình tương tự đã nổ ra hôm 3/1, buộc cảnh sát phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để ngăn chặn đoàn người quá khích. Cảnh sát Ấn Độ cho biết một người biểu tình là thành viên của đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền đã chết do bị ném đá vào đầu. Bốn người khác, bao gồm một cảnh sát, bị thương. Cảnh sát đã bắt giữ hai người và nộp đơn khiếu nại họ vì tội giết người và bạo loạn.

Ngôi đền Sabarimala hơn 800 năm tuổi được coi là nhà của Chúa tể Ayyappa, vị thần của sự phát triển trong đạo Hindu. Những người ủng hộ lệnh cấm cho rằng vì thần Ayyappa được coi là độc thân nên phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt bước vào đền là thiếu tôn trọng, làm “dơ bẩn” ngôi đền.

Nhiều tháng sau khi Tòa án Tối cao Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm vì cho rằng đây là hủ tục thể hiện sự phân biệt đối xử, hàng loạt vụ biểu tình phản đối đã nổ ra xung quanh đền Sabarimala. Hơn 1.300 cảnh sát đã phải triển khai tại đây để đảm bảo an toàn cho phụ nữ muốn bước vào đền.

http://haiyengroup.com/bang-gia-quang-cao-tren-phunuonline-net/
Phụ nữ Ấn Độ xếp hàng dài tại đền Sabarimala để đòi quyền bình đẳng. Ảnh: Twitter. 

Trước đó, ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2019, khoảng 3 triệu phụ nữ Ấn Độ, thuộc mọi độ tuổi và mọi tầng lớp xã hội, đã ra đường xếp thành một hàng dài dọc theo đại lộ và đường cao tốc tại bang Kerala nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ về bình đẳng giới.

Nhiều quan chức chính quyền đã tham gia sự kiện. Nhiều trường học cũng cho học sinh nghỉ buổi sáng, thậm chí lùi lại kỳ thi kiểm tra cấp đại học để sinh viên học sinh có thể tham gia sự kiện.

Sự kiện xếp hàng mang tên “Bức tường phụ nữ” dài 620km diễn ra trong 15 phút và những người tham gia cam kết sẽ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và đấu tranh chống bạo lực.

  

Hồng Minh
Tổng hợp
Xem thêm:
Nên đọc