“Xử đẹp” nốt mụn cứng đầu trong “một nốt nhạc” chỉ với củ tỏi nhỏ nhắn quen thuộc
PhunuOnline.net – Loại gia vị quen thuộc này có tác dụng cực kỳ cao trong việc trị mụn mà không phải ai cũng biết.
Công dụng trị mụn “thần kỳ” của tỏi
Hiệu quả này có được là do trong tỏi chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn giúp trị và ngăn ngừa hình thành nhân mụn một cách nhẹ nhàng, không gây kích ứng cho da. Tinh dầu từ tỏi còn giúp giảm đau hiệu quả, trong khi đó chất Sulphur và Allicin có trong loại củ này lại phát huy hiệu quả trong việc giảm sưng, tiêu mủ giúp mụn nhanh chóng tiêu biến.
Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế sẹo sau mụn, bên cạnh đó tỏi còn chứa chất oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do ngăn chặn lão hóa.
Càng giã nhuyễn hay xắt mỏng tỏi thì các hoạt chất được giải phóng càng nhiều giúp trị mụn tốt nhất.
Cách “xóa sổ” mụn nhanh chóng chỉ với vài tép tỏi
Nhiều người thường dùng tỏi tươi đắp trực tiếp lên mặt ngay từ lần đầu áp dụng, tuy nhiên, đây được xem là điều tối kỵ khi việc này hoàn toàn có thể gây kích ứng da khiến tình trạng mụn thêm tồi tệ. Tốt nhất, bạn nên thử tỏi ở vùng da tay hoặc vùng da mỏng dưới cổ trước khi quyết định phương pháp này có phù hợp với mình hay không.
Cách đơn giản nhất là bạn có thể giã nát tỏi rồi đắp lên trên nốt mụn khoảng 5-10 phút thì rửa sạch bằng nước mát. Hoặc ép lấy nước ép tỏi, dùng tăm bông thấm nước ép tỏi và chấm lên trên nốt mụn. Cũng để khoảng 5-10 phút thì rửa lại bằng nước thường. Thực hiện mỗi tuần 1-2 lần là được.
Chuyên gia làm đẹp cũng khuyên bạn nên giã nát hoặc dùng nước ép tỏi pha với mật ong, nước cốt chanh, bột yến mạch, sữa chua, giấm gạo, nước muối… để giảm độ nóng trong tỏi và nâng cao hiệu quả.
Vài lưu ý khi trị mụn bằng tỏi
Tuy tỏi có tác dụng “vi diệu” trong trị mụn như vậy nhưng vẫn có những lưu ý bạn cần ghi nhớ khi dùng loại “thần dược” kháng viêm này.
Vì tỏi có tính sát khuẩn khá mạnh, nên những người có làn da khô và nhạy cảm không nên sử dụng. Da thường và da hỗn hợp chỉ nên sử dụng từ 2-3 lần/1 tuần, sau khi đắp xong cần rửa sạch bằng nước. Trong trường hợp sau 1-2 ngày sử dụng tỏi để trị mụn nhưng thấy mụn mọc thêm thì nên ngưng sử dụng hẳn và dùng đá chườm để giảm mụn.
Sau khi trị mụn bằng tỏi, bạn nên hạn chế cho vùng da này tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bệnh nhân đang dùng thuốc theo toa và có bệnh về đường máu, về gan tốt nhất không nên dùng tỏi trị mụn để tránh tạo ra tác dụng phụ. Phụ nữ đang mang thai cũng được khuyến cáo không nên đắp trực tiếp lên da mặt.
Thêm một lưu ý khác, khi lựa tỏi bạn chỉ nên lựa chọn tỏi có tép nhỏ, vỏ nhiều lớp, khó bóc và có mùi thơm nồng đặc trưng.
Thanh An
Xem thêm:
Chuyên gia cảnh báo: Trẻ dùng điện thoại 7 giờ mỗi ngày sẽ gây hậu quả khó lường
Hai kiểu ông chồng điển hình khi vợ đẻ: Kiểu khiến chị em khóc ròng chiếm 99%
Đâu chỉ ảnh hưởng đến gan, rượu bia còn hủy hoại tinh trùng nam giới theo cách này