Bóc mẽ những thói quen rửa bát tưởng vừa sạch vừa tiện, ai dè chỉ mất công lại rước thêm vi khuẩn vào người
Phunuduongthoi.vn – Trong đó, nhiều thói quen đã được hình thành từ nhiều năm và được tiếp nối qua nhiều thế hệ. Đã đến lúc bạn cần thay đổi và tạo cho mình những thói quen mới để bảo vệ sức khỏe gia đình hiệu quả nhất.
Ngâm đồ bẩn trước khi rửa
Trong thực tế, đây là thói quen khá phổ biến của nhiều gia đình. Việc ngâm đồ bẩn có thể khiến các vết dầu mỡ, mảng thức ăn bám trên bề mặt dễ bong ra hơn, thuận tiện cho việc cọ rửa sau đó. Tuy nhiên, thói quen này vô hình trung lại tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Trước đó, từng có 1 nghiên cứu cho thấy khi ngâm cặn thức ăn trong nước 10 tiếng đồng hồ, số lượng vi khuẩn E.coli và vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) sẽ tăng lên gấp 70.000 lần, trong khi nước rửa bát không thể loại bỏ 2 loại vi khuẩn này.
Vì vậy, cách an toàn nhất là bạn nên rửa các dụng cụ nấu – đựng thức ăn ngay sau khi sử dụng xong. Bạn có thể sử dụng nước nóng để diệt khuẩn và làm cặn thức ăn bong ra nhanh hơn.
Xếp chồng toàn bộ bát đĩa lên nhau
Để tiết kiệm thời gian dọn dẹp, nhiều gia đình thường xếp chồng toàn bộ bát đĩa lên nhau mà không phân loại trước khi rửa. Nhưng thực tế làm vậy lại khiến việc cọ rửa tốn thời gian hơn nhiều.
Một số bát đĩa, nồi chảo chứa nhiều dầu mỡ nên để riêng 1 chỗ để tránh làm dính dầu mỡ lên các món đồ khác – nguyên nhân khiến thời gian rửa bát tăng gấp đôi. Chu trình rửa nên bắt đầu từ những loại bát đĩa đựng đồ chín, không có dầu mỡ, sau đó đến bát đĩa có dầu mỡ và đựng đồ sống.
Không loại bỏ các vết bẩn cứng đầu ở bồn rửa
Sau khi rửa bát, nhiều người thường chỉ vệ sinh mặt trong của bồn rửa mà bỏ qua 2 “ổ vi khuẩn” liền kề – lỗ chứa giỏ lọc rác và cạnh viền của bồn rửa.
Cặn bẩn rất dễ tích tụ và “bám trụ” lâu ngày ở 2 khu vực này, dẫn đến nguy cơ lây lan vi khuẩn lên bát đĩa. Do đó, bạn đừng quên làm sạch định kỳ 2 khu vực này bằng baking soda, giấm gạo hoặc axit citric.
Dùng khăn lau khô bát đĩa sau khi rửa
Sau khi rửa sạch, phần nước đọng lại ở bát đĩa có thể trở thành môi trường ẩm ướt giúp vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, một số bà nội trợ thường sẽ dùng khăn để lau khô bát đĩa.
Nhưng các bà nội trợ dường như đã quên mất rằng, khăn phải đảm bảo thật sạch sẽ và khô ráo khi lau bát đĩa. Khi lau đến chiếc bát hoặc chiếc đĩa thứ 2, khăn đã trở nên ẩm ướt và có thể đã bám vi khuẩn. Do đó, thói quen này không thật sự khả thi để làm khô bát đĩa 1 cách an toàn.
Theo Dân Việt
Xem thêm: