Mẹ bầu mang thai lần đầu tiên hãy đọc thật kĩ bài viết này
Làm mẹ là điều cao cả, thiêng liêng của rất nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên bên cạnh niềm hạnh phúc thì với những chị em lần đầu mang thai là cả một bầu trời lo lắng. Trong tâm trí mỗi người sẽ xuất hiện hàng vạn câu hỏi vì sao xoay quanh chủ đề bà mẹ mang thai và thai nhi trong bụng mẹ.
Để giúp mẹ bầu, đặc biệt là những chị em sinh con so bớt bỡ ngỡ và an tâm hơn, đồng thời có một thai kì khỏe mạnh, an toàn thì tôi sẽ dành trọn buổi sáng của mình đầu tư cho cuốn cẩm nang dành cho mẹ bầu mang thai lần đầu tiên. Chúng ta cùng khám phá về điều này trong những phần tiếp theo của bài viết nhé!
Chế độ ăn uống của mẹ bầu mang thai lần đầu tiên
Dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi là yếu tố hàng đầu giúp cả mẹ và bé có một kì vượt cạn thành công.
Vậy mẹ phải ăn như thế nào? những món nào nên ăn và những loại thực phẩm nào không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé?
Tôi sẽ lần lượt giải đáp cho chị em những băn khoăn, trăn trở đại loại như vậy trong phần đầu tiên của bài viết này.
Những loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn
– Tinh bột: Ngũ cốc, gạo, bánh mì…(tránh thức ăn quá nhiều tinh bột trong một lần ăn)
– Chất đạm: Thịt, trứng, cá, ngũ cốc, đậu…
– Trái cây: Ăn nhiều ranh xanh, trái cây
– Chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật, bơ…
– Vitamin: Bổ sung thêm sắt, canxi, axit folic, Vitamin nhóm A, D…
– Nước: Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày
Những loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
– Rượu, bia, nước ngọt có gas
– Những loại thực phẩm nóng: Ớt, hạt tiêu, mù tạt…
– Ba tháng đầu mẹ bầu nên hạn chế những loại thực phẩm có tính hàn: rau ngót, nước dừa…
– Những loại cá có chứa thủy ngân: Cá thu, cá ngừ
– Những loại thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung: Dứa, đu đủ xanh
– Những thực phẩm tái sống: Gỏi, tái chanh…
– Thực phẩm chưa tiệt trùng: Thịt muối, pho mát mềm…
– Những loại trái cây quá ngọt gây rối loạn dung nạp đường huyết
Nắm vững lịch khám thai kì
Khám thai là một phần rất quan trọng xuyên suốt thai kì, bởi vì điều này sẽ giúp cho bác sĩ và ba mẹ biết được tình trạng của thai nhi để dựa trên cơ sở ấy mà có những hướng giải quyết kịp thời.
Thông thường mỗi tháng chị em sẽ đi khám thai một lần, tuy nhiên với những trường hợp thai yếu hoặc có những dấu hiệu bất thường, thì chị em sẽ đi khám thai theo sự chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là lịch khám thai định kì mà bất kì mẹ bầu sinh con so nào cũng cần nằm lòng để thực hiện cho đúng.
– Khám thai tuần 11 – 13: Ngoài sự phát triển của bé, các bác sĩ khoa sản còn đo độ mờ gáy để phát hiện bệnh down.
– Khám thai tuần 21 – 24: Kiểm tra khuyết tật bẩm sinh, đây là thời điểm để các bác sĩ phát hiện những bất thường ở cơ thể bé như: hộp sọ, tim cột sống, phổi, tay, chân…
– Khám thai ở 30 – 32: Đây là cột mốc để các bác sĩ phát hiện những dị tật muộn ở thai nhi như động mạch, tim, cấu trúc não, tình trạng dây rốn, nhau thai, nước ối…để tư vấn cho mẹ.
Những hoạt động mẹ bầu cần phải tránh
– Không nên lạm dụng siêu âm vì điều này vừa gây tốn kém lại không cần thiết
– Không xoa, massage bụng vì điều này sẽ dẫn đến việc sinh non
– Các bài tập, vận động nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
– Không tự ý sử dụng thuốc tây
Thời gian sinh em bé
Ngày sinh thực tế có thể sớm hoặc muộn hơn so với ngày sinh thực tế, cụ thể là ngày dự kiến sinh em bé sẽ dựa trên 3 tháng đầu hay kì kinh nguyệt cuối với những mẹ, với những trường hợp kinh nguyệt đều. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hầu hết ngày dự sinh chỉ mang tính ước lượng vì mẹ có thể sinh trước hoặc sau ngày dự sinh.
Trên đây là cuốn cẩm nang của Phunuduongthoi.net dành cho những chị em lần đầu tiên mang thai (sinh con so).
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản để có một thai kì an toàn, khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Mẹ yêu con
Theo VOV