Khủng hoảng tuổi 30 và những điều phụ nữ phải chống đỡ với những sóng gió phía trước

Phunuduongthoi.vn – 30 tuổi được xem là độ tuổi khiến con người ta lo lắng và hoang mang nhất, vì đây là giai đoạn vô cùng then chốt, có thể quyết định tương lai của một đời người.

Nếu ở độ tuổi này, bạn bắt đầu tích lũy những năng lực khác nhau, tạo ra những thành quả khác nhau, và cũng nếm trải nhiều mùi vị đắng, cay, ngọt, bùi khác nhau, thì cuộc sống phía trước ngày càng rộng mở. 

Năm nay tôi vừa tròn 30 tuổi. Trong những năm qua, tôi đã gặp rất nhiều người, va chạm rất nhiều chuyện, và điều mà tôi cảm nhận được đó là khả năng tồn tại trong cuộc sống của bản thân còn quá yếu. Tôi có thể nói cho bạn biết 4 khả năng mà tôi đúc kết được là gì, hy vọng nếu bạn ở tầm tuổi của tôi cũng sẽ đồng cảm được. 

Khả năng chịu áp lực

Không thể phủ nhận, mọi người đều phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong cuộc sống, từ áp lực công việc, áp lực kinh tế, áp lực tình cảm… Mỗi loại áp lực đều là một nguyên tố hóa học, một khi trộn lẫn với nhau sẽ gây ra phản ứng không tưởng tượng nổi, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây nổ. 

Thật ra, tâm trí của những người ở tuổi 30 không hẳn sẽ bị cảm xúc chi phối. Vận động viên lái xe đua chuyên nghiệp của Trung Quốc từng phát biểu: “Trẻ con chỉ biết đúng sai, còn người lớn chỉ nhìn ưu và khuyết điểm”. Tuy có hơi chung chung nhưng không thể phủ nhận rằng xã hội bây giờ là như thế. 

Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, người ở tuổi 30 nên tìm ra phương án giải quyết thay vì ngồi chửi thề như thời sinh viên.

Khi đối mặt với một vấn đề bất công, người ở tuổi 30 nên chọn cách đối mặt một cách khiêm tốn thay vì đùng đùng đứng lên đòi công bằng. Trên thực tế, tinh thần của con người vốn linh hoạt, nếu không cố gắng tạo thêm áp lực cho bản thân, bạn sẽ không bao giờ biết mình có thể hoàn thành được những gì.

Bước qua tuổi 30, không ai có thể lúc nào cũng làm được việc mà mình yêu thích, kết bạn với người mình thích. Khi phải đối mặt với những kẻ mà mình không thích, hay làm những việc mình không thích, bạn chỉ cần đừng làm kẻ trốn chạy, dũng cảm đối mặt, thì mọi thử thách cũng sẽ vượt qua.

Khả năng tư duy

Với những người thích sử dụng bộ não, thì họ sẽ có cuộc sống dễ dàng và sẽ được tôn trọng hơn. Còn đối với những người không thích sử dụng bộ não của mình, thì khi họ có kiệt sức mệt mỏi cũng chẳng có ai ở bên cạnh. 

Nếu bảo bạn phân biệt giữa CEO và nhân viên bảo vệ thì quá đơn giản, chỉ cần xác định được danh tính của họ thì bạn đã có thể trả lời. Nhưng với câu hỏi: “Tại sao nhân viên bảo vệ vẫn chưa trở thành CEO”, thì điều này chỉ dựa vào quan sát thực nghiệm thôi chưa đủ, mà phải dựa vào kinh nghiệm và óc quan sát, đặc biệt phải có khả năng tư duy hệ thống thì mới trả lời được câu hỏi trên. 

Trên thực tế, khả năng tư duy là khả năng chiến đấu với chính mình, đó là hiệu suất cơ bản của tư duy độc lập của mỗi người. Và chỉ khi sở hữu được khả năng này, chúng ta mới có thể bước qua ngưỡng cửa “trưởng thành”, có thể đối mặt với nhiều vấn đề mà không hoảng sợ. Đối với những nỗi đau, hay những vết sẹo trong tim, chúng ta đều có cách chữa lành. 

Khả năng đàm phán

Đây cũng có thể gọi là khả năng đề xuất hoặc thuyết phục, bởi vì tất cả các cuộc đàm phán và đề xuất, bước cuối cùng chính là việc thuyết phục bên kia làm theo ý mình. 

Nhưng nói thì dễ, làm mới khó, đôi khi chưa nói đến việc thấu hiểu đối phương như thế nào, thậm chí đối phương còn không biết họ muốn gì, hoặc đối phương có nhu cầu ra sao? Bạn nên làm gì? Trước khi đàm phán, bạn cần phải nhận thức rằng hầu hết các cuộc đàm phán luôn mang ý nghĩa, chỉ cần một bên thu được lợi thì bên kia sẽ lỗ hoặc ngược lại. 

Mục đích của đàm phán là để thuyết phục, và mục đích của thuyết phục là tạo ra lợi nhuận. Và giá trị của sự đàm phán chính là cân nhắc ưu và khuyết điểm của hai bên để cả hai đạt được điểm cân bằng giữa quyền và lợi ích, đây được gọi là “đôi bên cùng có lợi”.

Vì vậy, trong việc đàm phán, chúng ta không nên quá tự cao. Những người chỉ tập trung vào lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích của đối phương, không hướng đối phương vào cuộc giao dịch, không muốn tỏ ra yếu thế, thì chắc chắn cuộc đàm phán của họ sẽ thất bại. 

Và những người bước qua 30 tuổi nên hiểu được điều này, bởi lẽ đàm phán ở đây không chỉ là trong công việc hay kinh doanh, mà là đàm phán trong cuộc sống. Chỉ có như vậy, cuộc sống của bạn trong tương lai mới trở nên tốt đẹp và thành công hơn.

Khả năng làm việc theo nhóm 

Khi bạn bước qua 30 tuổi, bạn phải hiểu được làm việc theo nhóm là như thế nào? Đây không phải là việc tụm 5 tụm 7 để ăn tối, cũng chẳng phải là tập trung mọi người lại với nhau để làm một vài hoạt động giải trí hay làm gì đó. 

Mục đích của việc làm việc theo nhóm chính là thắt chặt trái tim của cả nhóm, tạo thành một sợi dây, để mọi người không bỏ rơi những người đồng đội của mình khi gặp khó khăn. Khi một nhóm có mục tiêu và phương hướng rõ ràng, họ chắc chắn sẽ thành công, không chỉ một nhóm mà cả thành viên trong nhóm cũng thế. 

Điều thực sự tốt với những người 30 tuổi không phải là thứ mà bạn tạo ra cho người khác, mà là bạn giúp người khác tìm ra giá trị của mình, để họ hiểu rằng ngoài tiền bạc, họ còn gặt hái được nhiều điều quan trọng hơn. 

 

Nên đọc