Đàn ông mấy ai hiểu: Hôn nhân là nơi ‘vắt kiệt’ sức lao động của phụ nữ

PhunuOnline.net – Không phải người phụ nữ nào cũng vậy nhưng chắc chắn có đến 90% tỷ lệ những người vợ sau khi kết hôn đều dành nhiều thời gian cho những công việc không tên mà chỉ phụ nữ với nhau mới thấu.

Người ta hay xót xa cho một tấm hình về người lao động nghèo khổ nào đó, thương cảm khi vô tình nhìn thấy đôi bàn tay chai sần vất vả vì làm việc quá nhiều, thậm chí còn không kìm được nước mắt khi nghe đâu đó câu chuyện về việc bị bóc lột sức lao động mà không có đủ năng lực để phản kháng…

Nhưng… có một điều mà ít ai thừa nhận và thấu hiểu, thật ra, nơi bóc lột sức lao động đâu phải chỉ ở trên thương trường hay nơi làm việc. Người bị bóc lột sức lao động đâu phải chỉ những người làm công ăn lương. Chí ít những người lao động ấy còn được trả công, dù đôi khi số tiền công ấy chẳng tương xứng với công sức họ bỏ ra. Còn nghề “làm vợ” dù có vất vả cả đời, hi sinh cả đời thì cũng chưa chắc đã được đền đáp bằng sự yêu thương của chồng con mà đôi khi còn nhận lại những lời cay đắng, tổn thương đến tận xương tủy. Thế thì chẳng phải hôn nhân là nơi “bóc lột” sức lực yếu đuối, mong manh của phụ nữ sao khi họ đã phải gồng gánh bao nhiêu công việc ngoài xã hội để kiếm tiền?

haiyengroup.combang-gia-quang-cao-tren-phunuonline-net (20)

Người ta nói, phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng vốn không sai! Có thể các chị em phụ nữ chưa lập gia đình, thanh xuân còn phơi phới, còn được chủ động trong tất cả mọi thứ sẽ chẳng thấy câu nói ấy đúng ở điểm nào, vì cho rằng bản thân có thể làm được mọi thứ… Nhưng những ai đã lấy chồng, đã có gia đình thì chắc sẽ hiểu. Sinh ra làm phụ nữ đã khổ mà lỡ lấy nhầm chồng thì coi như ván bài sinh tử của cuộc đời thành tay trắng. Người lấy chồng giàu thì khổ theo kiểu của nhà giàu, mà lấy chồng nghèo thì khổ cả về đường tài chính lẫn cuộc sống tinh thần.

Công việc nhà, chăm sóc con cái, việc nhà nội, nhà ngoại, anh em họ hàng, đám giỗ đám xá, cưới xin ma chay… những công việc đó nó đâu có tên, nó đâu phải là công việc hành chính, kinh doanh, buôn bán… hàng tháng rồi được trả lương. Nên người ta nghiễm nhiên coi đó là việc bình thường phải làm của một người vợ – người phụ nữ đã có gia đình.

Chỉ có đàn bà mới hiểu được nỗi khổ một ngày sau khi tan làm lại tất bật với nhà cửa, con cái cũng hết ngày. vừa đặt lưng xuống giường ngủ chưa sâu giấc đã vội vàng dậy chuẩn bị cho con đi học, làm bữa ăn sáng cho chồng, quét qua cái nhà rồi buộc vội tóc tai để phóng nhanh đến cơ quan cho kịp giờ. Không phải người phụ nữ nào cũng vậy nhưng chắc chắn có đến 90% tỷ lệ những người vợ sau khi kết hôn đều có tình trạng như thế.

Còn chồng họ ở đâu? À anh chiều chiều phải lai rai bia bọt với mấy ông bạn hay đi thể thao cho thoải mái tinh thần, mà có về nhà thì cũng chỉ ăn uống cho thỏa dạ, xem tivi hay cắm đầu vào chơi game… được mấy ông chồng sẵn sàng lao vào bếp phụ vợ, giúp vợ chăm con, giúp vợ giặt giũ phơi đồ?

Đó là chưa kể, nếu điều kiện kinh tế gia đình khá giả còn đỡ, chứ không may kinh tế vợ chồng eo hẹp thì mỗi sự căng thẳng về chi tiêu hàng tháng lại đổ ập lên đầu người vợ. Làm thế nào để đủ tiền ăn mỗi bữa phải có dinh dưỡng cho con rồi tiền xăng xe đi lại, tiền đám xá, tiền phòng khi ốm đau… nói thì tưởng dễ nhưng cứ thử cầm 500k mà phải lo ăn uống rồi cưới xin, rồi sữa cho con xem có đủ trong 1 ngày hay không?

Vậy mà, những người vợ vẫn cam tâm sống vì chồng – vì con – vì gia đình hết năm này qua tháng nọ. Ấy thế mà còn có những ông chồng vô tâm, chẳng những không hiểu nỗi khổ của vợ mà đôi lúc còn nói những câu như xát muối vào tim “cô làm vợ kiểu đấy hả? ” hay “có mỗi việc này việc nọ mà cũng lo không xong”… Có lẽ những câu nói ấy quá bình thường như câu cửa miệng của các ông mỗi lần bực tức, thế nhưng đối với phụ nữ, mỗi lần nghe lại câu nói ấy là mỗi lần tổn thương đến tận cùng mà chỉ biết bặm môi nuốt nghẹn.

Nếu là một người đàn ông đích thực, xin đừng đối xử với vợ như vậy nữa. Hãy biết yêu thương và trân trọng vợ mình vì họ là những người phụ nữ quá vĩ đại. Họ đã hi sinh cả tuổi xuân, nhan sắc, thời gian để phục vụ, cống hiến cho gia đình mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì. Chỉ cần các ông chồng yêu thương, san sẻ với vợ một chút thôi, đó đã là điều quá tuyệt vời rồi.

Thanh An

Nên đọc