Hôn nhân dễ tan vỡ do đâu?

Yêu thương ai cũng mong muốn cùng nắm tay nửa kia đi đến cuối con đường, cùng nhìn nhau già đi. Nhưng không phải cặp đôi nào cũng có được cái kết viên mãn này, nhất là trong bối cảnh thời hiện đại, các cặp vợ chồng dễ sảy đến chuyện chóng nở tối tàn, đường ai nấy bước, lối ai nấy về…vậy thì nguyên nhân do đâu lại dẫn đến thực trạng đáng buồn này?cùng phunuduongthoi.net khám phá trong bài viết : Hôn nhân dễ tan vỡ do đâu?

Chúng ta không hiểu nhau

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có một câu rất hay như thế này “thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương, nếu không thể thấu hiểu thì sao có thể yêu thương?” câu nói này ngụ ý rằng :  chúng ta chỉ có thể yêu thương ai đó khi thật sự hiểu về họ, bởi vì chỉ có hiểu nhau thì chúng ta mới dễ dàng cảm thông và hòa hợp với đối phương. Do đó phần lớn các cặp vợ chồng ly hôn đều xuất phát từ nguyên nhân không lắng nghe, thông hiểu nhau, người này cho rằng đối phương không hiểu mình, người kia thì lại bảo bấy lâu nay giữa chúng ta không có chung tiếng nói, sống trong một mái nhà mà sao quá đỗi cô đơn.

Giữa anh và em, cả hai ta chính là một “cặp đũa lệch”

Hòa hợp trong hôn nhân chính là yếu then chốt giúp các cặp vợ chồng bớt mâu thuẫn và êm ấm hơn. Sự hòa hợp ở đây không chỉ xét ở khía cạnh yếu tố cảm xúc, sự đồng điệu trong tâm hồn mà nó còn chiếm một phần rất lớn từ đời sống tình dục. Bởi thực tế cho thấy khá nhiều cặp đôi ly hôn phần do bất đồng quan điểm sống, phần vì cả hai không ăn nhập với nhau trong chuyện chăn gối nên dẫn đến việc ly hôn để giải thoát cho nhau.

Hy sinh trên tinh thần “vì bị gượng ép mà phải làm đó người ơi”

Chúng ta chỉ có thể hy sinh cho ai đó khi tình yêu thương dành cho đối phương đủ lớn, tuy nhiên có rất nhiều cặp vợ chồng lại xem việc hy sinh thời gian, bớt đi một chút sở thích cá nhân…để dành cho vợ hoặc chồng như một nghĩa vụ bắt buộc khiến họ làm trong tâm thế không vui, vì phải làm chứ không phải là được làm. Chính vì cái tâm thế như vậy đã khiến cho người nhận cũng không vui, lâu dần giữa cả hai sẽ xuất hiện một khoảng cách đủ sức hủy diệt cuộc hôn nhân thiếu tình yêu thương, nghèo nàn sự hy sinh và không đủ sự vững chãi giữa họ.

Cái tôi của cả hai lớn hơn núi thái sơn

Thay vì điều chỉnh quan điểm sống của bản thân sao cho phù hợp với đối phương, hay giả như khá nhiều chuyện dù có thể thỏa hiệp được. Song vì cái tôi giữa đôi bên quá lớn, ai cũng cho rằng mình mới là trung tâm của vũ trụ, mình là số một, quan điểm của mình mới là đúng. Điều này khiến cho mâu thuẫn nhỏ giữa cả hai trở nên to tát, chuyện bé xé ra to, tình trạng cơm chẳng lành canh chẳng ngọt kéo dài khiến cả hai ngộp thở, thế nên ra tòa để chấm dứt cuộc hôn nhân trong trường hợp này được xem là giải pháp tốt nhất cho cả hai.

Ngay từ đầu chúng ta vốn dĩ không yêu nhau, nhưng cả hai lại vì cô đơn, tuổi tác, sự ép uổng từ nhiều phía…mà cố lao vào đời nhau

Có nhiều cặp vợ chồng đến với nhau và có 5 bảy mặt con là thực tế nhưng lại cũng có một sự thực không thể chối cãi giữa cả hai chính là cuộc hôn nhân giữa họ vốn dĩ không hề có tình yêu, họ đến với nhau chẳng qua vì sợ cô đơn, sợ tuổi tác theo cấp số cộng cứ rượt đuổi mình từ năm này qua tháng khác, sợ ốm không ai nấu cho miếng cháo lót dạ…khiến cả hai vì bất đắc dĩ mà “lỡ va vào đời nhau”.

Trong khi trên thực tế, hôn nhân kết hoa đơm trái ngọt thì cần lắm ở cả hai là tình yêu dành cho nhau, bởi nền tảng của tình yêu mới có thể khiến cho người đàn ông vì người phụ nữ mình yêu thương mà mấy sống cũng lội mấy đèo cũng qua, có thể vì người đàn bà mình yêu thương mà hạ cái tôi của chàng xuống trong một vài trường hợp hoàn cảnh cụ thể, vì người phụ nữ của cuộc đời mình mà mang đến cho cô ấy những điều tốt đẹp một cách vô điều kiện.

Hoài Bão

Theo Tuổi Trẻ

Nên đọc