Bữa cơm Tết thời gian khó của nhà văn Gào
Tết của những ngày còn khó khăn nhưng luôn đầy ắp tiếng cười trong ký ức của nữ nhà văn, là món bò kho mỗi năm mới được ăn một lần, mẹ tiết kiệm tiền mua thịt bò vụn, cuộn lại và nấu theo công thức riêng.
Nấu ăn là sở thích mang tính di truyền của gia đình Gào. Vì mẹ rất yêu việc bếp núc nên Gào cũng thế, và bây giờ cô con gái 3 tuổi cũng mê nấu nướng.
Thuở bé, gia đình Gào sống ngoài Hà Nội. Mặc dù khi Gào còn nhỏ, bố mẹ rất vất vả, gia đình cũng không dư dả, nhưng mẹ luôn khiến bữa ăn trở thành niềm vui. Không chỉ bởi mẹ nấu ăn giỏi, khéo, mà còn bởi bữa cơm luôn ấm áp, đoàn tụ, quây quần. Như bao gia đình ngoài Bắc khác, bữa cơm đạm bạc có rau muống, cà pháo, hôm có thịt, cá. Nhưng món mẹ làm thì lúc nào cũng có hương vị đặc biệt không lẫn vào đâu được.
Nhớ ngày còn nhỏ, mỗi lần Tết về là lạnh run người. Tết Hà Nội, lạnh nhưng đầy không khí. Nhà cửa tuy đạm bạc nhưng quá đỗi rộn ràng. Thời tiết se lạnh của Hà Nội những ngày Tết về, làm cho những món ăn mẹ làm thêm phần yêu thương, ấm áp. Năm nào mẹ cũng tiết kiệm tiền mua thịt bò, rồi cuộn lại, để làm bò kho theo công thức riêng của mẹ. Món đó, suốt cả một năm, mới được ăn một lần vào dịp Tết, vì nó đắt lắm.
Gần chục năm trở lại đây, khi gia đình mình chuyển vào miền Nam sinh sống, cái Tết Sài Gòn sao khác xa Tết cũ. Không khí cũng không được háo hức như thuở bé thơ, cái gì cũng thiếu, chỉ chờ Tết đến để… được ăn. Nhớ ngày nào về quê, bố mừng tuổi cho 2.000 đồng sướng tung tăng nhảy múa, mẹ cho đồng tiền vàng chocolate, tiếc của chẳng dám ăn.
Gia đình nhỏ của nhà văn Gào. |
Năm ngoái, Gào bầu bì nặng nhọc, đi chợ không được. Bố lại chở mẹ đi chợ để chuẩn bị Tết cho con gái. Mẹ thường hỏi Tết này muốn ăn gì? Có một câu mà ngày nào mẹ cũng nói. Mỗi khi Gào nhớ những món ăn cũ, buột miệng nói ra, hôm sau mẹ đã làm rồi. Phải, mẹ rất thương Gào, ngày bé cũng vậy và bây giờ vẫn thế. Có thể là mẹ chẳng bao giờ nói ra, nhưng những gì mẹ làm như món ăn mẹ nấu, luôn đong đầy tình yêu trong ký ức của Gào. Tình yêu chứa đựng sự hy sinh của mẹ. Từ hy sinh tuy chỉ có hai chữ, nhưng nó là hàng chục năm chắt bóp vì con.
“Người phụ nữ vĩ đại của cuộc đời Gào” chỉ dùng những nguyên liệu quen thuộc thường ngày mà nấu ngon vô cùng. Mẹ chỉ thích nêm mắm và nước tương Maggi để món ăn đậm đà và giữ vị ngon tự nhiên. Mẹ dạy con cái lưu giữ những giá trị truyền thống qua cách sống và những món ăn mẹ làm cho gia đình. Thế nên dù Gào tiếp xúc nhiều với ẩm thực các nước, nhưng vẫn chỉ mê món Việt.
Thực ra, phụ nữ chúng ta, không nhất thiết phải là đầu bếp giỏi nhất thế giới mới có thể làm hài lòng cái bụng của người ta yêu. Chỉ cần trong khi nấu, nêm yêu thương thật nhiều, thì bấy nhiêu tình yêu đó cũng đủ làm cho món ăn có thêm hương vị. Người bạn yêu thương rất bình thường, nhưng chính tình yêu của bạn đã làm cho người đó trở nên thật đặc biệt. Và bữa cơm gia đình qua bàn tay mẹ, là nơi gắn kết mọi người, khiến bao thương nhớ quay trở về.
Năm nay, Gào tự nhủ sẽ thay đổi thực đơn và nấu một bữa cơm Tết ngon tự nhiên cho mẹ và gia đình nhỏ thân yêu. Thay vì cao lương mỹ vị, các món Âu – Á thừa mứa như những Tết trước, Gào sẽ nấu những món Việt mọi người thích nhất. Món khoái khẩu của mẹ là cá kho giềng. Còn bố và em trai lại rất thích bò kho gừng. Chỉ cần nêm Maggi thôi là giống món kho ngày xưa của mẹ. Thưởng thức món ngon, cùng nhau trò chuyện bên tách Nescafé thơm lừng thay vì hối hả như mùa Tết trước, những thay đổi nhỏ thôi cũng đủ để làm Tết này háo hức như Tết xưa.
Theo Nhà văn Gào/ vnexpress