Trẻ bám mẹ: Chuyên gia giải oan cho “những đứa trẻ hư” và các “bà mẹ nuông chiều con”

Phunuduongthoi.vn – Không ít người cho rằng trẻ bám mẹ là trẻ hư, chỉ biết ỷ lại, không có tính tự lập dù hầu hết những đứa trẻ ấy chỉ tầm 1, 2 tuổi. Nhưng đó hoàn toàn là những “cáo buộc” thật sự vô lý và không công bằng với trẻ.

Trẻ làm gì cũng bám mẹ, đi đâu cũng ôm chân mẹ, gặp ai cũng nhúi đầu vào người mẹ, thậm chí khóc mếu máo khi mẹ vừa ra xa một tí…“. Có phải do người mẹ quá nuông chiều con hay do người mẹ đã ôm con quá nhiều làm con bám mẹ như vậy?

Bác sĩ Anh Nguyễn (ĐH Worcester – Anh) sẽ chỉ sẽ “giải oan” cho các mẹ và bé trong trường hợp này!

Hành vi bám mẹ có gì sai trái?

Có lẽ khi rơi vào tình huống này, đôi lúc làm người mẹ cảm thấy bực bội và khó chịu vì con liên tục bám mẹ, thậm chí chỉ vừa xa mẹ 1 tí trẻ đã mếu máo và khóc tức tưởi. Không những vậy, người mẹ còn phải chịu nhiều áp lực từ người thân và gia đình vì cho rằng do ôm ấp con nhiều nên bé mới bám mẹ như vậy. Đôi lúc điều này cũng làm người mẹ lo lắng vì sợ nếu ôm con nhiều con sẽ phụ thuộc và không tự lập khi lớn lên.

Hình ảnh những đứa trẻ đứng trước cửa nhà vệ sinh đợi mẹ như thế này là cảnh quá quen thuộc với các mẹ đang nuôi con nhỏ. (Ảnh minh họa)

Thực ra, hành vi này không có gì sai trái cho cả mẹ và trẻ. Nó hoàn toàn là sự phát triển cảm xúc bình thường với trẻ dưới 6 tuổi. Bởi vì điều trẻ đang mong đợi và tìm kiếm là sự an toàn, là bình yên bên mẹ mình.

Hành vi này cũng báo hiệu 1 kỹ năng sắp hình thành, nơi đó cả mẹ và bé đều có lợi ích. Đó là báo hiệu của khả năng nhận thức và dần học cách kiểm soát cảm xúc ở trẻ.

Một lần nữa, khi trẻ bám mẹ, thì đừng suy nghĩ là: “Mẹ thương mẹ ôm con nhiều sẽ làm con hư“, mà hãy nghĩ làm sao để giúp con đạt kỹ năng mới thông qua cách đáp ứng hành vi.

Cách đáp ứng hành vi bám mẹ của trẻ  

1. Đáp ứng phần lớn các tình huống vẫn nên là thể hiện sự yêu thương và quan tâm của bạn vì đó là điều trẻ cần, giúp con có được trạng thái thoải mái để bắt đầu học, đừng ngại làm “hư” trẻ vì điều này. Đặc biệt, khi trẻ phải trải qua một vài thay đổi trong cuộc sống hàng ngày như vừa bắt đầu đi học, vừa chuyển nhà,…

2. Tận dụng những lúc bên trẻ để trẻ hiểu sự vắng mặt của mẹ đôi lúc là cần thiết và dĩ nhiên mẹ sẽ lại xuất hiện trở lại. Điều này giúp trẻ học cách nhận thức rằng sự biến mất của mẹ là tạm thời.

Ví dụ, một số trò chơi như trốn tìm hay biến mất 5 giây sau tấm màn là cách để trẻ hiểu. Hoặc nói với con rằng mẹ cần đi vệ sinh, con đứng chờ mẹ ở cửa toilet nhé. Thực ra, trẻ sẽ học được điều này, chỉ là bạn cứ tạo cơ hội để con hiểu và khi trẻ hiểu thì cách đáp ứng hành vi của con sẽ tốt hơn.

Quãng thời gian này không quá dài, do đó, hãy tận hưởng nó, đừng phàn nàn, các cha mẹ nhé!

Theo Trí thức trẻ

Xem thêm:

Nên đọc