Ăn trứng vịt lộn thường xuyên nhưng ai cũng mắc sai lầm tai hại này!

Trứng vịt lộn có nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên không phải cứ dùng nhiều là tốt.

Ăn càng nhiều càng tốt?

Trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nếu ăn quá giới hạn cho phép sẽ dẫn tới tăng lượng cholesterol xấu trong máu, gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, ảnh hưởng xấu đến người có bệnh gout. Trong một quả trứng vịt lộn có chứa 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein, 12,4 gam lipit, 82 mg canxi, 212 gam photpho và 600 mg cholesterol, beta carotene, vitamin nhóm A, B, C, sắt… Với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn 2 quả/ngày đối với người lớn và 1 – 2 quả/tuần đối với trẻ em từ 5 – 12 tuổi. Riêng với trẻ em dưới 5 tuổi thì không nên dùng món này.

Thường xuyên ăn vào buổi tối

Nhiều người có thói quen ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, thậm chí là sau bữa ăn tối nhưng điều này hoàn toàn không có lợi cho cơ thể. Bởi trứng vịt lộn có hàm lượng chất đạm và cholesterol cao dễ gây đầy bụng, khó tiêu, nếu dùng vào buổi tối dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi. Vì vậy,thời điểm thích hợp để thưởng thức món ăn nhiều chất dinh dưỡng này là vào buổi sáng, tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.

Có cần thiết ăn kèm trứng với gừng và rau răm?

Câu trả lời là có!

Lý do là trong rau răm, gừng có vị cay nồng, tính ấm, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn… khi ăn cùng trứng vịt lộn sẽ đem lại sự cân bằng. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng vịt lộn là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.

Lưu ý, nam giới không nên dùng quá nhiều rau răm vì sẽ dễ gây giảm khả năng tình dục. Phụ nữ đang mang thai không nên ăn quá nhiều gừng và rau răm vì rất dễ gây sẩy thai.

Linh Lan

(Tổng hợp)

Nên đọc