Bé hay đi nhón bằng đầu ngón chân mắc bệnh gì?
Hầu hết bất kỳ ai khi nhìn thấy một đứa trẻ bắt đầu tập đi bằng các ngón chân của mình cũng đều nghĩ rằng đó là những hành động đáng yêu đơn thuần của trẻ mà thôi, hoàn toàn không đáng để bận tâm. Nhưng thực tế thì điều này chỉ đúng đối với các bé dưới 3 tuổi.
Sau thời gian này, nếu như bé vẫn thường xuyên hay đi nhón bằng đầu ngón chân thì đây lại là một dấu hiệu này phản ánh sự phát triển thể chất không bình thường ở trẻ, nhất là ở các cơ. Dưới đây là một vài thông tin hữu ích giúp chúng ta có thể hiểu được lý do vì sao trẻ có dấu hiệu này và làm thế nào để giúp các bé có thể phát triển được sức mạnh các cơ ở chân của mình.
Khi nào trẻ đi nhón bằng đầu ngón chân được xem là bình thường?
Như đã nói ở trên, nếu bé của bạn dưới 3 tuổi thì việc bé hay đi bằng đầu ngón chân khi tập đi là một dấu hiệu không đáng để lo ngại, nó chí đơn thuần là một cơ chế còn sót lại khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ thôi. Thông thường khi nằm trong tử cung của mẹ, các bé đều sẽ có xu hướng cuộn tròn lại giống như một trái banh vậy, với gót chân co lại, các ngón chân hướng xuống. Do đó trải qua một thời gian dài, sẽ dẫn đến tình trạng này, trẻ cần phải trải qua một thời gian nhất định để học cách duỗi chân ra sau khi chào đời.
Tầm khoảng từ 12-14 tháng tuổi là thời gian mà trẻ bắt đầu tập đi. Và ban đầu do chưa quen với việc duỗi bàn chân, các bé sẽ có thể đi bằng các đầu ngón chân khi chạm xuống đất. Tuy nhiên hành động này sẽ hoàn toàn biến mất trong khoảng thời gian 3-6 tháng kể từ lúc bé bắt đầu tập đi. Khi gần đến 3 tuổi thì gần như bé hoàn toàn có thể đứng bằng bàn chân trên sàn nhà, thậm chí có thể chạy hay đi bộ.
Hơn 3 tuổi, nếu trẻ vẫn đi nhón chân, rất có thể bé của bạn phát triển thể chất không bình thường
Trẻ vẫn đi bằng đầu ngón chân sau 3 tuổi thường là biểu hiện của việc trẻ mắc bệnh tử kỷ hoặc bị bại não.
Tuy nhiên không phải mọi đứa trẻ có dấu hiệu này đều mắc hai căn bệnh ở trên. Nếu như sau khi đi khám bác sĩ và được kiểm tra kỹ lưỡng, loại trừ được hai nguyên nhân trên, thì trẻ của bạn chỉ đơn thuần là đang mắc bệnh: đi bộ bằng ngón chân tự phát mà thôi
Những đứa trẻ đi bộ ngón chân tự phát thường sẽ có những dấu hiệu sau:
- Bé luôn đi bộ bằng hai đầu ngón chân ở cả hai bàn chân trên sàn
- Thỉnh thoảng bé đi bộ bằng các bàn chân nhưng việc đi bộ nhón chân thì xảy ra thường xuyên hơn.
- Đầu gối thẳng khi đi
- Trong nhà có người có tiền sử hay đi nhón chân
Bạn hoàn toàn có thể giúp bé xóa bỏ việc đi bằng đầu ngón chân với những bài tập thể dục tại nhà được hướng dẫn từ các chuyên gia như sau:
Tùy theo độ tuổi của trẻ mà chúng ta có thể áp dụng các bài tập khác nhau cho các bé
1.Các bài tập dành cho trẻ dưới 6 tuổi
Tên bài tập | Hướng dẫn |
Duỗi bắp chân | 1.Đầu tiên bạn cho bé nằm trên một mặt phẳng trên sàn nhà ( thảm trải)2.giữ thẳng đầu gối của trẻ, một tay nắm lấy phần gót chân của trẻ, một tay nắm lấy phần đầu gối của bé, co chân lên hướng về phía đầu.
3.Lặp lại việc này liên tục khoảng 10 lần cho mỗi bên, có thời gian thu giãn giữa hai lần để giúp bé được thoải mái |
Giúp gân chân của bé duỗi ra | 1.Đầu tiên bạn cho bé nằm trên một mặt phẳng vững chắc2.Kế đến bạn nắm các ngón chân của bé đẩy về phía đầu gối và giữ ở đó khoảng 15-30 giây nếu như bé có thể chịu đựng được và không đau
3.Để bé thư giãn sau đó lặp lại bài tập với chân còn lại bên kia, mỗi bên thực hiện 10 lần |
Ngồi để đứng | 1.Cho bé của bạn ngồi trên một chiếc ghế nhỏ, để hai chân của bé chạm vào sàn2.Cầm hai bắp chân của bé đẩy chạm hẳn xuống sàn, khi bạn làm điều này bé của bạn có thể bật đứng dậy. |
2. Các bài tập dành cho bé trên 6 tháng tuổi
Tên bài tập | Hướng dẫn |
Duỗi bắp chân | 1.Đầu tiên bạn đặt con mình đứng quay mặt vào tường cách khoảng hai bước chân2.Sau đó cho bé đặt hai tay lên tường
3.Động viên bé đi vào phía tường với chân phải, và giữ chân trái thẳng trên sàn nhà. 4.Giữ như vậy liên tục trong 10-15 giây
|
Làm thế nào giúp bé ngăn chặn được tình trạng đi nhón bằng ngón chân?
Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà bạn có thể thực hiên tại nhà giúp bé ngăn chặn được tình trạng này
Giúp bé duỗi các cơ ở chân và gót chân | Trẻ trong giai đoạn tập đi thường thì các cơ vẫn chưa đủ linh hoạt, đặc biệt là khu vực mắt cá chân, bắp chân. Do đó thường xuyên giúp bé thực hiên các bài tập co duỗi sẽ giúp cho các cơ của bé tăng thêm sức mạnh và sự linh hoạt. Hãy để bé của bạn nằm trên một mặt phẳng, sau đó đây phần bắp chân và gót chân của bé và gữ trong 10-15 giây. |
Sử dụng giày dép | Giày dép có thể giúp hỗ trợ bé rất tốt trong việc ngăn ngừa bé đi nhón bằng ngón chân. Hãy chọn cho bé một đôi giày hỗ trợ tốt về mắt cá chân, cho phép bé chọn lựa đôi mà mình yêu thích, và cho phép bé mang giày trong nhà cả ngày nếu bé thích để ngăn chặn việc bé đi bằng đầu ngón chân. Bạn cũng có thể thực hiện một trò chơi bằng cách sử dụng những đôi giày khiêu vũ hoặc diễu hành xung quanh nhà |
Tăng cường xúc giác ở bàn chân | Bạn có thể giúp cho bé của mình gia tăng xúc cảm của việc đi lại bằng bàn chân bằng việc cho bé đi chân trần trên cỏ, cát, hay thảm, hay chạm vào giấy nhàm hoặc vải bố để giúp bé có thể cảm nhận được việc đi lại bằng bàn chân như thế nào, thay vì chỉ đi bằng ngón chân. Bạn cũng có thể giúp bé chạm cả bàn chân vào nền cỏ hay sàn. |
Theo Mẹ và Bé