Đề phòng dịch tay chân miệng đang lan rộng ở trẻ nhỏ

Từ đầu năm 2017, cả nước ghi nhận hơn 1.677 ca mắc bệnh tại 55 tỉnh thành. Bộ y tế khuyến cáo người dân nên quan tâm đến các dấu hiệu nhận biết bệnh cũng như cách phòng tránh.

Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, có khả năng gây thành dịch lớn.

Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn do kháng thể của các trẻ còn ít và khả năng miễn dịch còn yếu. Nhưng theo các chuyên gia y tế, thì tất cả những người chưa mắc bệnh đều không loại trừ khả năng nhiễm phải, ở người lớn vẫn có một vài trường hợp mắc bệnh. Ở nước ta, bệnh chủ yếu xảy ra theo 2 mùa trong năm, từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm.

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ khi nhiễm bệnh đến khi phát bệnh là 3-5 ngày. Ban đầu trẻ có thể sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng hoặc biếng ăn hơn. trên thân thể sẽ xuất hiện những vệt bóng nước với kích thước từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gói, mông trẻ và cả vòm miệng. Khi thấy những dấu hiệu trên, khuyên các phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh trở nặng có thể gây các biến chứng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

bệnh tay chân miệng
Các bậc phụ huynh cần nhận biết các dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm nhất

Điều tiên quyết đầu tiên là các bậc phụ huynh nên chủ động ngăn ngừa bệnh bằng việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (kể cả người lớn và trẻ nhỏ). Đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ, khi tiếp xúc với các bọng nước.
  • Thường xuyên làm sạch môi trường sống và các vật dụng thường xuyên sử dụng, lau sạch các bề mặt, vệ sinh các vật dụng thường tích tụ nhiều vi khuẩn như đồ chơi của con trẻ, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bị nhiễm bệnh
  • Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
  • Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).

Bệnh tay chân miệng cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, vắc-xin ngăn ngừa, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Vì thế cách duy nhất là các bậc phụ huynh nên theo dõi con mình thường xuyên, nếu thấy các dấu hiệu của bệnh thì lập tức đưa đến các cơ sở y tế gần nhất và thực hiện đúng theo lời khuyên của bác sĩ.

chăm sóc trẻ nhỏ
Chăm sóc trẻ đúng cách để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

(Nguồn: Tổng hợp)

Nên đọc