Ai dễ bị đột quỵ nhẹ? Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhẹ

Phunuduongthoi.vn – Đột quỵ nhẹ (ministroke) hay còn được gọi là đột quỵ nhỏ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) là một tình trạng máu ngừng chảy tới não trong một khoảng thời gian ngắn.

Đột quỵ nhẹ (TIA)  thường chỉ kéo dài vài phút và không gây tổn thương vĩnh viễn.

dot-quy-nhe-2

Tuy nhiên nó có thể là cảnh báo của một cơn đột quỵ trong tương lai. 

Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhẹ

Có một số yếu tố nguy cơ gây TIA và đột quỵ mà bạn không thể thay đổi được. Nhưng một số yếu tố khác thì bạn có thể.

1. Những yếu tố nguy cơ mà bạn không thể thay đổi

Bạn không thể thay đổi các yếu tố nguy cơ sau đây đối với TIA và đột quỵ.

Tuy nhiên, việc biết mình nằm trong nhóm nguy cơ có thể sẽ thúc đẩy bạn thay đổi lối sống để giảm thiểu những yếu tố nguy cơ khác.

1.1. Tiền sử bệnh trong gia đình

Nguy cơ của bạn có thể lớn hơn nếu một trong các thành viên trong gia đình bạn bị TIA hoặc đột quỵ.

1.2. Tuổi tác

Nguy cơ của bạn tăng lên khi bạn già đi, đặc biệt là sau 55 tuổi.

1.3. Giới tính

Nam giới có nguy cơ mắc TIA và đột quỵ cao hơn nữ giới một chút. Nhưng khi phụ nữ già đi, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên.

1.4. Từng bị đột quỵ nhẹ

Nếu bạn đã từng bị TIA một hoặc nhiều lần, bạn có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn.

1.5. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm
dot quy nhe

Đột quỵ là một biến chứng thường gặp của bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Một tên khác của chứng rối loạn di truyền này là bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

Hồng cầu hình liềm mang ít oxy hơn và có xu hướng bị mắc kẹt trong thành động mạch, cản trở lưu lượng máu đến não.

Tuy nhiên, điều trị bệnh hồng cầu lưỡi liềm đúng cách có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ.

2. Những yếu tố nguy cơ mà bạn có thể thay đổi

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ như các tình trạng sức khoẻ và lối sống là thứ mà bạn có thể kiểm soát hoặc điều trị.

Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ này không có nghĩa là bạn sẽ bị đột quỵ, nhưng nguy cơ của bạn sẽ tăng lên nếu bạn có hai yếu tố nguy cơ trở lên.

2.1. Tình trạng sức khỏe
Huyết áp cao

Nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng khi huyết áp cao hơn 140/90 mmHg. Huyết áp mục tiêu được xác định dựa trên độ tuổi, bệnh tiểu đường và các yếu tố khác.

Cholesterol cao

Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có thể làm giảm các mảng bám trong động mạch của bạn

Nếu bạn không thể kiểm soát cholesterol của mình chỉ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bác sĩ có thể kê đơn thuốc statin hoặc một loại thuốc giảm cholesterol khác.

Bệnh tim mạch

Bao gồm suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim không bình thường.

Bệnh động mạch cảnh

Là tình trạng khi các mạch máu ở cổ đến não bị tắc nghẽn.

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

PAD khiến các mạch máu mang máu đến tay và chân bị tắc nghẽn.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng xơ vữa động mạch – thu hẹp động mạch do tích tụ chất béo – và tốc độ phát triển của nó.

Nồng độ độ homocysteine cao

Nồng độ homocysteine trong máu tăng cao có thể khiến động mạch dày lên và hình thành sẹo, khiến chúng dễ bị đông máu hơn.

Thừa cân, béo phì

Béo phì – đặc biệt là béo bụng – sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ ở cả nam và nữ.

COVID-19

Có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

dot quy nhe 2
2.2. Lối sống
Hút thuốc lá

Bỏ hút thuốc để giảm nguy cơ mắc TIA và đột quỵ.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ đông máu, tăng huyết áp và góp phần phát triển các chất béo có chứa cholesterol trong động mạch (xơ vữa động mạch).

Không hoạt động thể chất

Tham gia tập thể dục cường độ vừa phải trong 30 phút hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ TIA và đột quỵ.

Chế độ dinh dưỡng kém

Giảm lượng chất béo và muối ăn vào sẽ làm giảm nguy cơ mắc TIA và đột quỵ.

Uống nhiều rượu bia

Nếu bạn uống rượu, hãy hạn chế uống không quá hai ly mỗi ngày nếu bạn là nam và một ly mỗi ngày nếu bạn là nữ.

Sử dụng chất cấm

Tránh cocaine và các loại chất cấm để giảm nguy cơ TIA và đột quỵ.

(Theo Mayo Clinic)

Theo Gia đình mới

Xem thêm:

Nên đọc