Mùa đông sợ nhất đột quỵ: 7 cách hạn chế rủi ro trước khi đột quỵ có cơ hội ập đến

Phunuduongthoi.vn – Đột quỵ xảy ra thường xuyên hơn vào mùa lạnh. Dưới đây là 7 cách để hạn chế rủi ro ngay hôm nay trước khi đột quỵ có cơ hội ập đến.

1. Hạ huyết áp
Empty

Huyết áp cao là một yếu tố có thể làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí là gấp bốn lần nguy cơ đột quỵ nếu không được kiểm soát.

Huyết áp cao là tác nhân lớn nhất gây ra nguy cơ đột quỵ ở cả nam và nữ.

Theo dõi và điều trị huyết áp là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe mạch máu.

Mục tiêu lý tưởng là duy trì huyết áp dưới 120/80. Tuy nhiên, đối với một số người có thể có mục tiêu bớt lý tưởng hơn, chẳng hạn như không cao quá 140/90 là phù hợp.

Cách thực hiện:

  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn của bạn xuống không quá 1.500 mg mỗi ngày (khoảng một nửa thìa cà phê).
  • Tránh thực phẩm giàu cholesterol, như burger, phô mai và kem.
  • Ăn 4-5 phần rau quả mỗi ngày, 1 phần cá 2 – 3 lần mỗi tuần, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo.
  • Tăng cường vận động – ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn nếu có thể.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Nếu cần, dùng thuốc hạ huyết áp.
2. Giảm cân
Empty

Béo phì, cũng như các vấn đề liên quan đến nó (bao gồm huyết áp cao và tiểu đường), làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ.

Nếu bạn thừa cân, thậm chí giảm 5 kg cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ của bạn.

Mục tiêu lý tưởng là đạt chỉ số BMI không quá 25, tuy nhiên điều này có thể không thực tế với bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ để tạo chiến lược giảm cân phù hợp với cá nhân.

Cách thực hiện:

  • Cố gắng ăn không quá 1.500 đến 2.000 calo mỗi ngày (tùy thuộc vào mức độ hoạt động và BMI hiện tại của bạn).
  • Tăng lượng vận động bằng cách đi bộ, chơi thể thao mỗi ngày.
3. Tập thể dục thường xuyên hơn
Empty

Tập thể dục góp phần giảm cân, giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc đột quỵ.

Bạn nên tập thể dục với cường độ trung bình ít nhất năm ngày một tuần.

Cách thực hiện:

  • Đi dạo quanh khu phố vào buổi sáng sau bữa sáng.
  • Bắt đầu tham gia một câu lạc bộ thể dục với bạn bè.
  • Khi bạn tập thể dục, hãy đạt đến mức bạn cảm thấy hơi thở nhanh nhưng vẫn có thể nói chuyện.
  • Thay vì đi thang máy, hãy đi bộ lên cầu thang khi có thể.
  • Nếu bạn không có 30 phút liên tục để tập thể dục, chia nó thành các phiên 10 đến 15 phút, vài lần mỗi ngày.
4. Hạn chế rượu bia
Empty

Uống rượu bia quá 2 ly mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ một cách đáng kể.

Bạn nên ngừng uống bia rượu hoặc hạn chế về mức vừa phải.

Cách thực hiện:

  • Chỉ uống không quá một ly rượu mỗi ngày.
  • Cân nhắc chọn rượu vang đỏ, theo một số nghiên cứu nó có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
  • Chú ý lượng khẩu phần tiêu chuẩn.
5. Điều trị bệnh rung nhĩ
Empty

Rung nhĩ (atrial fibrillation) là một rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim không đều, xảy ra khi tín hiệu điện trong tim bị gián đoạn.

Nếu không được điều trị, rung nhĩ có thể dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ hoặc suy tim. Do tâm nhĩ không thể đẩy máu đúng cách, máu bị mắc kẹt trong các góc và rãnh nhỏ của tim. Khi bị kẹt, máu có thể bị đông lại.

Với tất cả các cơn co thắt bất thường trong tâm nhĩ, những cục máu đông này có thể được bơm vào hệ thống tuần hoàn. Nếu cục máu đông đến não, nó có thể gây tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ.

Đôi khi, những cục máu đông cũng có thể đi đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các biến chứng khác.

Cách thực hiện:

  • Nếu bạn có các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám.
  • Bạn có thể cần dùng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ đột quỵ do rung tâm nhĩ. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách điều trị này.
6. Điều trị bệnh tiểu đường
Empty

Lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương các mạch máu theo thời gian, dễ dẫn đến hình thành các cục máu đông.

Do đó, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách thực hiện:

  • Theo dõi lượng đường trong máu của bạn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Áp dụng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và dùng thuốc để duy trì đường huyết ở mức khuyến nghị.
7. Bỏ hút thuốc
khong-hut-thuoc-ngan-ngua-dot-quy-01

Hút thuốc làm tăng tốc độ hình thành cục máu đông và tăng nguy cơ đột quỵ.

Cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh và vận động đều đặn, ngừng hút thuốc là một trong những thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất để giảm nguy cơ mắc đột quỵ.

Cách thực hiện:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ về cách thích hợp nhất để bạn bỏ hút thuốc.
  • Sử dụng các biện pháp hỗ trợ bỏ hút thuốc, chẳng hạn như viên ngậm hoặc miếng dán cai thuốc, tư vấn,…
  • Đừng bỏ cuộc.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Empty

Nhiều người chủ quan bỏ qua các dấu hiệu của đột quỵ. Đừng chờ đợi nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Hãy lắng nghe cơ thể và tin vào bản năng của bạn.

Nếu có điều gì đó không ổn, hãy nhận trợ giúp chuyên nghiệp ngay lập tức.

Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm:

  • yếu một bên cơ thể
  • tê mặt
  • đau đầu bất thường và dữ dội
  • mất thị lực
  • tê, ngứa ran
  • bước đi không vững

Theo Gia đình mới

Xem thêm:

Nên đọc