7 mẹo tiết kiệm chi tiêu cho bà nội trợ trong thời buổi khó khăn

Phunuduongthoi.vn – Việc quản lý ngân sách gia đình một cách hiệu quả là một kỹ năng quan trọng đối với những người nội trợ trong thời buổi khó khăn.

Điều này giúp đảm bảo sự ổn định tài chính và tiết kiệm tối ưu, không chỉ vì lợi ích của gia đình mà còn vì bản thân bà nội trợ, vì họ có thể đang phải phụ thuộc tài chính vào chồng.

Ngoài những lời khuyên thông thường như làm thêm hoặc dùng sở thích cá nhân để tạo thu nhập, dưới đây là 7 gợi ý tiết kiệm chi tiêu gia đình mà các bà nội trợ có thể áp dụng.

1. Lập kế hoạch ngân sách
Empty

Hãy tạo một kế hoạch ngân sách chi tiết, bao gồm thu nhập hàng tháng và các khoản chi tiêu.

Hãy phân loại các khoản tiêu dùng như tiền điện nước, thực phẩm, đi lại và các khoản tiêu dùng thường xuyên hàng tháng.

Kế hoạch ngân sách giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính và giúp bạn xác định các khoản có thể giảm bớt, tiết kiệm.

2. Lên trước thực đơn

Lên trước kế hoạch thực đơn là một cách hiệu quả để tiết kiệm tiền cho thực phẩm.

Hãy lên thực đơn hàng tuần, liệt kê danh sách mua sắm và chỉ mua đúng theo kế hoạch đó.

Có thể mua thực phẩm theo số lượng lớn khi chúng được giảm giá hoặc chuẩn bị đồ ăn với lượng lớn để giảm thiểu lãng phí thực phẩm và tiết kiệm thời gian.

3. Dùng phiếu giảm giá và ưu đãi hoàn tiền

Hãy tận dụng phiếu giảm giá, mã khuyến mãi và ưu đãi hoàn tiền khi mua sắm thực phẩm và đồ dùng gia đình.

Nhiều cửa hàng và trang web cung cấp các chương trình khuyến mãi cho khách hàng trung thành có thể giúp bạn tiết kiệm tiền.

Sử dụng các ứng dụng và trang web hoàn tiền cũng có thể giúp tiết kiệm thêm.

4. Giảm chi phí điện nước
tiet-kiem-chi-tieu (2)

Hãy chú ý đến lượng điện nước bạn sử dụng.

Khóa vòi nước, rút phích cắm điện, tắt bớt đèn khi không cần thiết, chuyển sang sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng…

Giảm hóa đơn điện nước có thể ảnh hưởng đáng kể đến tiết kiệm hàng tháng.

5. Tự làm thay vì thuê, mua

Nếu có thể, hãy tự làm những việc trong khả năng thay vì thuê mướn hay mua mới. Ví dụ như sửa chữa nhà cửa, may vá, làm vườn… 

6. Mua sắm thông minh

Khi mua sắm quần áo, đồ nội thất hoặc các mặt hàng không thiết yếu khác, hãy là người mua sáng suốt.

Tìm kiếm lựa chọn tối ưu nhất, mua sắm trong thời gian có chương trình giảm giá hoặc hàng tồn kho, và so sánh giá trên mạng trước khi quyết định mua.

Tránh mua sắm bất kỳ thứ gì một cách ngẫu hứng, bốc đồng.

7. Xây dựng quỹ dự phòng
tiet-kiem-chi-tieu (3)

Hãy tạo một quỹ dự phòng, đó là điều thực sự hữu ích.

Bạn nên có một khoản tiền tiết kiệm dành cho các chi phí bất ngờ, như khám chữa bệnh hoặc sửa chữa nhà ở.

Khoản tiết kiệm này sẽ giúp bạn tránh phải tiêu hụt vào ngân sách hàng tháng hay vay thẻ tín dụng dẫn đến nợ nần.

(Theo Times of India)

Theo Gia đình mới

Xem thêm:

Nên đọc