Cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm cực kì dinh dưỡng mà không bị tanh

Phunuduongthoi.vn – Cháo cá hồi nấu với gì cho bé ăn dặm từ 6 tháng mà không bị tanh là thắc mắc của nhiều mẹ bởi loại cá này rất giàu protein, chất béo axit omega-3, hỗ trợ sự phát triển của mắt và não dành trẻ.

Cháo cá hồi nấu với rau gì cho bé ăn dặm?

Cá hồi nấu cháo với rau gì cho bé? Trên thực tế, cá hồi có thể kết hợp cùng với một số loại rau để nấu cháo cho bé như: rau dền, súp lơ, rau cải xanh, rau bina, bí đỏ, củ dền, rau ngót, cà rốt, hành lá, thì là…. Những loại rau này không những giúp cho món ăn thêm vị ngon khi bé đang trong thời kỳ ăn dặm mà còn giúp bé tiêu hóa tốt hơn. 

Một điều đáng chú ý là trước khi chế biến cá hồi nấu gì cho bé (không chỉ là cháo), mẹ nên rửa sạch cá rồi dùng một quả chanh, nước muỗi đã pha loãng hoặc sữa tươi không đường rồi thực hiện ngâm cá trong khoảng 20 phút. Sau đó thì vớt ra rồi dùng gừng rửa sạch để giúp khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn và thấm khô cá hoặc để cho cá thật ráo nước mới băm nhỏ. 

Cháo cá hồi nấu với rau súp lơ, khoai tây
Nguyên liệu:
  • Gạo trắng (1 muỗng)
  • Cá hồi (1 lát nhỏ, kích thước khoảng 6cm x 2cm x 0,7cm)
  • Súp lơ (1 bông lớn)
  • Khoai tây (1 củ nhỏ)
  • Cà rốt (1 củ nhỏ)
  • Gừng (1 lát mỏng)
  • 250 ml nước nóng/sôi
Cách làm:
  • Cho vào nồi nấu chậm, thêm cả gạo trắng, nước nóng và một lát gừng. Đặt nồi nấu chậm ở mức cao nhất để nấu trong khoảng 1 giờ.
  • Trong lúc này, đun sôi nước để hấp rau.
  • Gọt vỏ và cắt lát khoai tây, cà rốt gọt vỏ và súp lơ thái mỏng, xếp ra đĩa.
  •  Hấp rau trong 15 phút. (Đừng hấp quá chín khoai tây vì nó có thể khiến khoai tây khá dẻo)
  • Sau 15 phút, lấy rau ra và thay bằng cá hồi, hấp trong 3-5 phút.
  • Trong khi cá hồi đang được hấp, xay nhuyễn rau.
  • Sau khoảng 2-3 phút, lấy ra cá hồi, bóc bỏ da và xay nhuyễn. 
  • Nấu cháo được khoảng 1 giờ thì thêm rau xay nhuyễn và cá nghiền vào nồi nấu chậm. Khuấy và trộn đều. 
  • Khi cháo được thì múc nó ra một cái bát nhỏ và làm nguội đến nhiệt độ vừa đủ thì lấy cho bé ăn
Cách nấu cháo cá hồi với rau ngót
Nguyên liệu: 
  • Lá rau ngót 10g
  • Cá hồi phi lê 20g
  • Gạo 1 nắm 
  • Dầu ăn cho bé khoảng 5ml
  • 250ml nước lọc 
Cách làm:
  • Rửa sạch cá hồi và luộc chín. Khi cá chín thì vớt ra ngoài để nguội rồi tán nhuyễn thịt cá. Ở bước này, mẹ cho thêm chút nước nữa vào bát thịt cá. 
  • Rửa sạch rau ngót bằng nước muối pha loãng rồi cho vào nồi kèm chút nước, luộc chín. Làm nhuyễn tương tự như cá. 
  • Vo sạch gạo rồi bắc lên bếp nấu cháo, khi cháo sôi nhừ thì cho thêm cá vào nấu đến khi thật nhừ. Tiếp theo là mẹ cho rau ngót đã xay vào nồi, đun thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp. 
Cháo cá hồi nấu với rau gì cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng mà không bị tanh? - 4
  • Cuối cùng thì mẹ cho thêm chút dầu ăn vào nồi cháo khi còn nóng và khuấy đều. Lúc này, mẹ chỉ cần múc cháo ra bát và để cháo nguội vừa đủ thì cho bé ăn. 

Rất nhiều mẹ khi không biết cá hồi nấu với rau gì cho bé đã thực hiện nấu cháo bằng cách này và khiến các bé ăn rất ngon miệng.

Cháo cá hồi nấu với rau cải bó xôi 
Nguyên liệu:
  • 30g cá hồi phi lê
  • 1 nắm gạo nấu cháo 
  • 1 nhánh củ hành khô 
  • 30 gram rau cải bó xôi
  • 5ml dầu ăn 
Cách làm:
  • Rửa sạch cá hồi như đã hướng dẫn để khử sạch mùi tanh của cá rồi băm nhỏ cá. 
  • Bóc vỏ hành củ, băm nhỏ, phi thơm lên rồi cho cá hồi vào xào. Mẹ có thể băm nhỏ cá hoặc lấy thìa tán cá hồi ra vì cá hồi cũng khá mềm. 
  • Chọn những cọng non của rau cải bó xôi, rửa thật sạch rồi xay hoặc băm nhuyễn (tùy theo độ ăn thô của bé).
Cháo cá hồi nấu với rau gì cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng mà không bị tanh? - 5
  • Vo sạch gạo nấu cháo cho nhừ rồi đảo đều cá hồi vào. Khi cháo đang sôi vừa vừa thì cho tiếp cải bó xôi vào và đảo đều. Khi chuẩn bị múc cháo ra thì nêm thêm nước mắm (khoảng vài giọt).
  • Múc cháo ra bát rồi cho thêm khoảng 1-2 giọt dầu ăn cho bé vào để tạo mùi thơm cũng như át hết mùi tanh của cá. 

Trên đây là một số cách nấu cháo cá hồi với các loại rau. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là khi dùng cá hồi nấu cháo với rau gì cho bé ăn dặm, mẹ cũng nên nấu cháo vừa ăn, không nên quá loãng hay quá đặc. Đặc biệt, khi nào cháo gần ăn được, mẹ mới nên cho rau vào để rau giữ được màu xanh tươi và hàm lượng vitamin cần thiết nhất cho bé. 

Theo Eva

Xem thêm:

Nên đọc