5 sai lầm thường gặp khi nấu cháo ăn dặm khiến trẻ nhỏ ăn hoài không lớn

Phunuduongthoi.vn – Bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức để chăm chút từng bữa ăn cho con yêu của mình nhưng bé cứ chậm tăng cân? Có thể là bạn đã vô tình mắc phải một trong số những sai lầm dưới đây.

Nấu cháo dùng cho cả ngày

Việc nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ là khá tốn công nên các mẹ thường tiết kiệm thời gian bằng cách nấu một nồi cháo lớn cho cả ngày. Tuy nhiên, ở nhiệt độ bình thường cháo chỉ có thể giữ được 2 -3 tiếng sau đó sẽ bị thiu. Việc bảo quản tủ lạnh rồi hâm lại làm các chất dinh dưỡng bị mất đi đáng kể. Hơn nữa nếu chỉ ăn một món cháo liên tục trong vòng 3 bữa ăn làm bé bị ngán và chán ăn. Vì thế dù có bận rộn cách mấy thì các mẹ vẫn nên đầu tư cho con mình một bữa ăn ngon lành và bổ dưỡng

Xay nhuyễn đồ ăn quá kỹ

Các bà mẹ hay sợ con mình bị nôn ói vì cháo còn “lợn cợn” nên thường hay xay nhuyễn tất tần tật các nguyên liệu. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm thức ăn của bé bị oxy hoá và mất đi một số chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, xay thức ăn quá nhuyễn có thể làm cho bé lười nhai. Từ đó enzyme không tiết ra đủ để tiêu hóa khiến trẻ bị khó tiêu và không có cảm giác ngon miệng khi ăn dẫn tới biếng ăn. 

Nấu cháo bằng nước hầm xương cho bé

Các mẹ vẫn hay quan niệm rằng nước hầm xương có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng nên mỗi ngày đều hầm xương lấy nước nấu cháo cho trẻ.  Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng này không có nhiều trong nước mà chủ yếu nằm trong phần thịt. Vì vậy, hãy xay nhuyễn cả phần thịt  và cho vào bữa ăn của bé. Hãy khéo léo thay đổi thực đơn sẽ giúp bé ngon miệng và ăn nhiều hơn. Đừng cho bé ăn nước hầm xương mỗi ngày sẽ làm cho bé dễ ngán và chán ăn đấy.

Cho bé ăn nhiều gia vị

Khi nấu cháo ăn dặm, một vài bà mẹ thường nêm nhiều gia vị cho đậm đà vì sợ khẩu phần ăn của trẻ quá nhạt, nhưng đó là điều không nên. Các gia vị như muối, bột nêm, nước tương, nước mắm khi nêm quá nhiều có thể gây tổn thương thành dạ dày non nớt của bé. Vì vậy, các mẹ nhớ cho trẻ ăn nhạt và ít gia vị thôi nhé.

Không cho dầu vào bữa ăn

Dầu ăn cung cấp năng lượng, chất béo, hỗ trợ dạ dày bé hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Vì vậy, các mẹ hãy nhớ cho từ 1-2 muỗng dầu ăn vào trong khẩu phần ăn của bé. Hãy nên sử dụng dầu cá hoặc dầu oliu để kích thích ngon miệng mà không gây hại sức khoẻ của trẻ nhỏ. Lưu ý là chỉ cho một lượng dầu vừa phải nếu không sẽ làm bé yêu của bạn bị khó tiêu.

Cho quá nhiều đạm trong khẩu phần ăn của trẻ

Mặc dù chất đạm rất tốt cho cơ thể và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ tuy nhiên không vì thế mà các mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đạm. Cung cấp nhiều đạm sẽ làm cho hệ tiêu hóa non nớt của bé phải làm việc quá sức, thức ăn sẽ trở nên khó tiêu hoá làm chậm hấp thu và gây táo bón. Vì vậy các mẹ nên cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ, giúp trẻ có thể hấp thu tối đa từ nguồn thực phẩm.

Theo viện dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu về chất đạm của trẻ được tính như sau:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: mỗi ngày cần 20 – 22g chất đạm
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: cần 23-25g
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: cần 28 – 30g
  • Trẻ 4 – 6 tuổi: cần 36 – 40g
  • Trẻ 7 – 9 tuổi: cần 40 – 45g
  • Trẻ trên 10 tuổi: cần 50 – 60g
Cho bé ăn quá nhiều khoai tây và cà rốt

Các bà mẹ thường cho rằng khoai tây và cà rốt chứa nhiều cacbonhydrat và vitamin A rất tốt nên thường chỉ nghiền khoai tây và cà rốt cho bé ăn. Thực ra hai chất này không là chưa đủ, bé cần những loại thực phẩm đa dạng hơn về thành phần dinh dưỡng để giúp bé phát triển. Vì thế, các mẹ nên xen kẽ giữa các loại củ quả và rau xanh trong khẩu phần của bé, giúp bé đỡ ngán và phát triển toàn diện nhé.

Theo Eva

Xem thêm:

Nên đọc