Gặp dị ứng thức ăn ở trẻ em, mẹ nên xử trí thế nào?

Dị ứng thức ăn ở trẻ em là tình trạng dị ứng thường gặp. Rất khó có thể xác định cụ thể những tình trạng dị ứng ở trẻ. Cha mẹ cần có những quan sát và lưu ý trong quá trình hấp thu thực phẩm ở trẻ.
Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm

Trẻ sẽ có những biểu hiện dị ứng thực phẩm ở một số loại thực phẩm nhất định. Cụ thể thành phần protein có trong thức ăn chính là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thực phẩm. Khi protein không bị phân hủy bởi các men phân cắt như protease, các chất này sẽ xuyên qua lớp màng hệ tiêu hóa và đi thẳng vào tế bào đường ruột. Hệ miễn dịch khi gặp protein lạ này sẽ phát sinh phản ứng, sau quá trình loại protein lạ kết hợp với IgE sẽ phát sinh ra histamin gây ra các hiện tượng dị ứng.

Tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ, đơn giản là sự không thích nghi một số loại protein khiến hệ miễn dịch nảy sinh phản ứng ra histamin. Cần phân biệt giữa tình trạng dị ứng và triệu chứng bất dung nạp lactose. Bất dung nạp lactose là tình trạng enzyme hỗ trợ tiêu hóa đường lactose bị thiếu hụt nên khi trẻ uống sữa bò sẽ có các triệu chứng nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi… Do vậy, biểu hiện dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở trẻ em là dị ứng hải sản, do loại protein lạ có trong tôm, cua, ghẹ…

Triệu chứng, biểu hiện dị ứng thức ăn ở trẻ em

Khi cơ thể hấp thu một loại thực phẩm lạ, có chứa một số chất không phù hợp, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại một cách mẫn cảm, hình thành nên các triệu chứng dị ứng. Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ cũng là một phản ứng thông thườngkhi cơ thể chưa quen với loại thực phẩm lạ này.

Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Các triệu chứng có thể gặp: sưng, ngứa họng, miệng, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nổi ban đỏ, ngứa trên da. Nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong…

Một số trẻ xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém. Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn mà trẻ đã tiêu thụ và cơ địa của trẻ.

Tuy nhiên, nên phân biệt dị ứng thức ăn với triệu chứng bất dung nạp thức ăn, ví dụ như bất dung nạp lactose. Do thiếu lactose là một loại enzym giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa nên khi ăn sữa bò, trẻ sẽ có các triệu chứng như: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, thậm chí có thể nổi ban trên da. Tuy nhiên, hệ miễn dịch không tham gia vào cơ chế của các triệu chứng trên nên chúng ta không gọi đó là dị ứng. Một số nước kém phát triển, người dân ít tiêu thụ các chế phẩm chứa đường lactose (sữa và các chế phẩm làm từ sữa) nên tuyến tiết enzym lactose bị teo, gây ra hiện tượng bất dung nạp lactose mắc phải.

Điều trị dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ

Khi chưa nhận biết được cụ thể trẻ sẽ phản ứng với những loại thực phẩm nào, hãy bắt đầu tập ăn dặm những món ăn lành tính, có tỷ lệ dị ứng thấp nhất cho trẻ. Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn đóng gói, chế biến công nghiệp như đồ hộp, thịt xông khói, xúc xích… và các loại thực phẩm có phụ gia, chất nhuộm màu. Bố mẹ có thể kết hợp thực đơn đa dạng giữa những loại đạm như heo, bò, gà xay nhuyễn với các loại rau củ, tăng cường chất xơ để giúp trẻ có thể hấp thu đủ các loại dưỡng chất.

Khi nghi ngờ trẻ có một số biểu hiện dị ứng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống tốt nhất cho trẻ. Nhận thấy trẻ có những biểu hiện lạ sau khi ăn thức ăn, cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Loại bỏ ngay những thực phẩm trẻ bị dị ứng ra khỏi thực đơn hằng ngày. Ghi chú kỹ khi trẻ đi nhà trẻ, và với người thân trong gia đình để phòng tránh nguy cơ dị ứng.

Sử dụng các thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn nhằm giảm bớt triệu chứng hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng này khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi không thể tránh được thức ăn gây dị ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa Nhi hay Da liễu chỉ định và theo dõi chặt chẽ. Không được cho trẻ sử dụng các loại thuốc chữa trị dị ứng, khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Lời khuyên của các chuyên gia khi trẻ bị dị ứng thức ăn

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dị ứng khi bạn nghi ngờ con mình dị ứng với một loại thức ăn nào đó. Các bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi bệnh và có thể thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như: xét nghiệm trên da của trẻ hoặc làm xét nghiệm máu để xác định một cách chắc chắn thức ăn mà trẻ bị dị ứng. Tuy nhiên, tính chính xác của xét nghiệm này chưa cao. Chính vì thế, bạn không thể dựa đơn thuần vào kết quả xét nghiệm để quyết định chế độ ăn cho trẻ. Một số xét nghiệm có độ chính xác cao hơn nhưng độ an toàn thấp hơn như test kích thích với chính loại thức ăn nghi ngờ. Nên thực hiện xét nghiệm này khi có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa dị ứng.

Theo Phununews.vn

Nên đọc