Bài viết dành cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
3 tháng đầu tiên trong hành trình vượt cạn vô cùng quan trọng với cả mẹ và bé, đặc biệt là với những chị em mang thai lần đầu tiên. Vậy mẹ bầu cần phải nằm lòng những kiến thức gì về thai sản, chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi để bé khỏe mẹ vui? cùng phunuonline.net khám phá trong bài viết này nhé!
1. Những điều cần nằm lòng khi mang thai 3 tháng đầu tiên
Nhận biết dấu hiệu mang thai
Việc phát hiện mình mang thai sớm sẽ giúp mẹ cẩn thận hơn trong lúc đi đứng đồng thời, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp nhằm đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự an toàn của bé.
Thế nên để chắc chắn mình đã có thai chị em nên sử dụng que thử thai hoặc căn cứ vào dấu hiệu như: bị ngừng kinh nguyệt, nôn, ngực căng tức, nhũ hoa sẫm màu…
Mẹ cần làm gì để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kì?
Khi mang thai ở 13 tuần đầu tiên em bé trong bụng mẹ còn đang trong giai đoạn hình thành nên thai nhi chưa ổn định, bên cạnh đó khi có bất kì một dấu hiệu xấu nào về sức khỏe mẹ bầu cũng rất hạn chế trong việc sử dụng thuốc tây.
Thế nên trong giai đoạn này mẹ cần tránh những hoạt động mạnh như chạy nhảy, leo núi, uống nhiều loại thức uống có cồn, gas, cafein để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé con và sức khỏe của mẹ.
2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong 3 tháng đầu tiên của thai kì
Để cả mẹ và em bé được khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý đến khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kì.
Bổ sung các loại chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm tươi sạch
Ngoài uống Vitamin, mẹ cũng cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể của cả hai mẹ con bằng những loại thực phẩm giàu axit folic, canxi, sắt, protein có trong ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu, thịt, trứng và cá…
Kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho cả mẹ và bé trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kì
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé thì lại cũng có những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé con.
Thế nên trong giai đoạn trứng nước này mẹ sẽ phải kiêng một số loại thực phẩm được xem là có nguy cơ gây sảy thai như: rau ngót, đu đủ xanh, dứa…
3. Chủ động thăm khám thai theo định kì
Thăm khám thai không chỉ giúp mẹ nắm bắt được tình hình sức khỏe của mẹ và bé để chủ động hơn trong việc thay đổi, điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, mà điều này còn giúp cho mẹ kiểm soát được sự hình thành và phát triển của thai nhi, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường từ thai nhi…
Do đó mẹ nên chủ động đến các cơ sở y tế gần nhà, hoặc bệnh viện gần nhất thăm khám thai để nhận được tư vấn và lời khuyên của bác sĩ nhằm đảm bảo một thai kì khỏe mạnh.
4. Giữ cho “sức khỏe tinh thần” luôn được khỏe mạnh
Có rất nhiều bệnh từ tâm mà sinh ra, cái này người ta thường gọi là tâm bệnh. Loại bệnh này cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe tinh thần, thể chất của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của em bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Ví như mẹ luôn căng thẳng, lo âu, tinh thần sa sút, khủng hoảng thì em bé sau này sẽ kém thông minh, mắc bệnh trầm cảm, tự kỉ.
Còn một bà mẹ luôn vui vẻ, an lạc, hạnh phúc thì em bé sau này nhất định sẽ thông minh và phát triển toàn diện hơn.
Vẫn biết là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi hoàn cảnh, với cả sự đời vốn dĩ chẳng như ý, nên để giữ cho tâm không động giữa dòng đời luôn luôn biến động là một việc khá khó khăn.
Nhưng mẹ hãy vì sự an toàn của bản thân, sự phát triển toàn diện của bé con mà giữ cho tâm trạng luôn được an lạc, tránh để bản thân rơi vào những chấn thương tâm lý do ngoại cảnh tác động?
Mẹ yêu con